Cập nhật lần cuối vào 05/09/2024 bởi KTS. Nguyễn Quốc Tuấn
Theo quan niệm của phong thủy cửa chính là giúp lưu thông khí và đón nguồn ánh sáng vào nhà, ảnh hưởng trực tiếp vận khí của cả không gian nhà. Vì vậy cửa chính đóng một vai trò đón vượng khí và tránh tà khí. Để chọn được kích thước cửa chính theo phong thủy và hợp lý nhất, các bạn nên theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm những thông tin chi tiết.
Kích thước cửa chính và những lưu ý trong thiết kế cửa chính không thể bỏ qua.
Những điều cần lưu ý trước khi thiết kế cửa chính?
Chất liệu thiết kế của cửa chính
Cửa chính thường thì sẽ được làm từ nhiều loại chất liệu khác như như gỗ, sắt, inox, kính hay nhôm… Tuy nhiên dù là được làm từ chất liệu nào thì đều cần phải đảm bảo cho độ bền của cửa chính. Bởi vì cửa chính có vai trò quan trọng nhất, bảo vệ sự an toàn cho ngôi nhà và tất cả các thành viên sống trong nhà. Đồng thời, độ bền của chiếc cửa chính cũng cần được đảm bảo để tránh hiện tượng mối mọt hoặc là những tác động từ bên ngoài như độ ẩm, ánh sáng hay nước mưa.
Chất liệu thiết kế của cửa chính.
Mỗi loại chất liệu làm cửa chính thì đều mang những nét đẹp riêng biệt: Cửa gỗ hoặc giả gỗ thì mang lại phong cách cổ điển, trang trọng và gợi lên nét đẹp của thời gian. Trong khi cửa kính, cửa sắt lại tạo nên nhịp sống hiện đại và thanh lịch giúp người khác nhìn vào cảm thấy thoải mái và thư giãn…
Thiết kế cửa chính
Ngoài việc quan tâm đến chất liệu, các bạn cũng cần quan tâm đến kích thước và thiết kế của cửa chính sao cho phù hợp và hài hòa với phần diện tích làm cửa và tổng thể không gian nhà bạn. Những thiết kế chạm khắc cầu kỳ và tinh xảo sẽ phù hợp với diện tích nhà lớn, mang đến hơi hướng cổ điển và sang trọng. Còn những ngôi nhà có diện tích vừa phải thì cửa chính bằng kính, cửa sắt với gam màu sáng sẽ giúp “ăn gian” diện tích, mang đến cảm giác ngôi nhà thoáng đãng và trở nên rộng rãi hơn.
Không chỉ vậy, điều quan trọng của các cánh cửa là tính năng bảo mật. Hiện nay trên thị trường đã có nhiều loại khóa cửa thông minh với tính năng bảo mật cao, có sử dụng mật mã, vân tay, nhận diện khuôn mặt và cả hệ thống báo động. Cùng với loại khóa truyền thống, các gia đình cũng có thể tham khảo thêm các tính năng bảo mật khác để giúp mang đến sự an tâm và an toàn tuyệt đối.
Thiết kế của cửa chính sao cho phù hợp và hài hòa với phần diện tích làm cửa và tổng thể không gian nhà bạn.
Phong thủy trong thiết kế cửa chính
Khi thiết kế và lựa chọn mẫu cửa chính, bạn cần quan tâm đến diện tích cửa kích thước cửa chính sao cho phù hợp và cân đối nhất với diện tích của căn nhà. Nếu cửa quá lớn, luồng không khí trong nhà sẽ thoát ra ngoài một cách dễ dàng, còn nếu cửa quá nhỏ thì sẽ hạn chế luồng khí vào nhà, gây cảm giác bí bách và khó chịu. Chiều cao cửa chính cũng không nên quá thấp vì nhiều người quan niệm rằng cửa thấp thì sẽ mang đến nhiều điều không may và khiến gia đình lục đục.
Bên cạnh đó, cửa trước và cửa hậu cũng cần được đặt so le với nhau. Vì nếu đặt đối diện trực tiếp thì luồng không khí đi vào trong nhà sẽ thoát ra ngoài mà không có sự luân chuyển, đối lưu không khí. Ngoài ra, cửa chính cũng không nên có hướng thẳng ra phía khe núi hoặc cây cổ thụ. Vì điều này dễ mang khí âm vào trong nhà và gây ra các bệnh nguy hiểm cho các thành viên trong gia đình, mang đến cảm giác bất an thường trực.
Phong thủy trong thiết kế cửa chính.
Màu sắc của cửa chính cũng như hướng đặt cửa chính cũng là yếu tố vô cùng quan trọng. Bạn cần xác định được tuổi và mệnh của chủ nhà, từ đó để lựa chọn ra được màu sắc và hướng cửa chính phù hợp. Điều này giúp mang lại nhiều tài lộc, may mắn, sức khỏe và vạn sự bình an đến với tất cả các thành viên gia đình bạn.
Kích thước cửa chính theo thước lỗ ban
Từ xa xưa thước lỗ ban đã được dùng để làm công cụ chọn kích thước trong xây dựng và các đồ nội thất nói chung. Thước lỗ ban thường có 3 loại:
- Thước lỗ ban 52.2cm để đo thông thủy (cửa và cửa sổ).
- Thước lỗ ban 42.9 để đo dương trạch (đo nội thất như bếp, bệ hay bậc…).
- Thước lỗ ban 38.8 đo âm trạch (bàn thờ, tiểu và mộ…).
Như vậy kích thước cửa chính theo thước lỗ ban 52.2cm. Loại thước lỗ ban đo cửa chính này được chia làm 8 cung (mỗi cung có độ dài 65mm). Trong đó có 4 cung đẹp là: Quý nhân, Thiên tài, Nhân lộc và Tể tướng. Thông thường thì các gia chủ lựa chọn kích thước cửa đi rơi vào 4 cung đẹp trên là được.
Ngoài ra bạn cũng nên chú ý không nên làm chiều cao cửa chính quá cao, quá rộng hoặc là quá nhỏ so với diện tích nhà. Vì nó có thể không đủ khoảng trống cho không khí tốt lưu thông nếu như kích thước cửa chính nhỏ. Vận may và của cải không giữ được nếu cửa quá rộng.
Kích thước cửa chính theo thước lỗ ban.
Dưới đây là một số kích thước cửa chính cho nhà phố và biệt thự theo lỗ ban hợp phong thủy:
- Chiều cao của cửa chính: 2.30m – 2.52m – 2.72m – 2.92m.
- Chiều rộng của cửa chính 1.46m – 1.62m – 1.90m – 2.32m – 2.46m – 2.92m – 3.12m – 3.32m – 3.72m – 4.12m – 4.56m hay 4.80m.
Mối quan hệ giữa thiết kế cửa chính và hướng nhà
Cửa chính là hướng nhà luôn có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ nhau và có các ảnh hưởng quan trọng đến việc tiếp nhận dòng vượng khí lưu thông ở trong không gian.
Cửa chính
Cửa chính là loại cửa ở phía trước nhà mà căn cứ vào cửa chín để xác định hướng nhà. Một ngôi nhà có thể có từ 2 đến 3 cửa chính, các cửa chính đều là ở phía trước nhà và cùng một hướng.
Cửa chính là loại cửa ở phía trước mặt tiền tất cả công trình.
Xét về yếu tố địa lý thì có hai tiêu chuẩn để xác định cửa là hướng cửa và vị trí của cửa, có thể gọi tắt là hướng và vị.
Hướng cửa là chiều thẳng góc với chiều ngang của cửa chính và hướng từ trong ra ngoài, Hướng cửa lấy bát quái để đặt tên như là Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Tây Bắc; hay là hướng Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn và Đoài. Nhà ở theo hướng nào thì các nhà địa lý sẽ dùng theo hướng đó và gọi là “trạch”.
Thí dụ nhà ở hướng Khảm (Bắc) gọi là Khảm trạch, nhà ở hướng Chấn (Đông) thì gọi là Chấn trạch,… Chi tiết hơn thì một hướng bát quái có thể phân chia làm 3 hướng sơn vị.
Thí dụ như hướng Chấn thì có thể phân ra, 3 hướng Giáp, Mão và Ất; hướng Càn thì có thể phân ra 3 hướng Tuất, Càn và Hợi, … Hướng của cửa không nhất thiết là phải đi qua tâm nhà. Vị của cửa là vị trí của cửa ở tường nhà và sẽ nằm trên trục từ tâm nhà đến sơn vị và được xác định trên là kinh.
Hướng nhà
Hướng nhà là hướng đi từ tâm nhà cho đến thẳng góc với tường phía trước của nhà, tức là hướng có cửa chính. Như vậy hướng của cửa chính cũng chính là hướng của nhà.
Hướng nhà được xem là căn cứ để có thể xác định cửa chính.
Người ta thường dùng hướng nhà theo bát quái phối hợp với mệnh cung của gia chủ và tính theo bát quái (Càn, Khảm, Chấn…) để tính bát san (Sinh, Khiis, Ngũ quĩ và Phục vị…) và dùng vị của cửa chính để có thể tính kiết hung theo hệ phúc đức 24 cung. Căn cứ vào các hướng nhà tức là hướng cửa để có thể xác định đại hung hay đại kiết. Căn cức vào 24 cung của hệ phúc đức để có thể xác định tiểu hung hay tiểu kiết.
Quan hệ giữa hướng nhà và vị cửa chính
Các nhà nghiên cứu địa lý cho rằng sự chuyển động của mặt trăng sẽ tạo ra sự hung hại cho gia chủ khu hướng nhà và vị của cửa thì sẽ có quan hệ như sau gọi là phạm huỳnh tuyền và bát sát:
Bát sát
- Nếu như hướng nhà là Cấn thì vị của cửa chính vào cung Dần
- Nếu như hướng nhà là Chấn thì vị của cửa phụ vào cung Thân
- Nếu như hướng nhà là Tốn thì vị của cửa phụ vào cung Dậu
- Nếu như hướng nhà là Ly thì vị của cửa phụ vào cung Hợi
- Nếu như hướng nhà là Khôn thì vị của cửa phụ vào cung Mão
- Nếu như hướng nhà là Đoài thì vị của cửa phụ vào cung Tỵ
- Nếu như hướng nhà là Càn thì vị của cửa phụ vào cung Ngọ
- Nếu như hướng nhà là Khảm thì vị của cửa phụ vào cung Thìn
Đó là mối quan hệ bát sát giữa các hướng nhà và vị của cửa chính.
Ngoài ra. quan hệ bát sát như trên còn được áp dụng cho mối quan hệ giữa hướng nhà và vị của cổng, vị của giếng nước hay là đường đi.
Cửa chính còn được xác định căn cứ theo hướng và vị cửa.
Huỳnh tuyến
- Nếu như hướng nhà là Càn (riêng sơn càn) mà vị của cửa vào cung Nhâm hay cung Tân thì là phạm huỳnh tuyến.
- Nếu như hướng nhà là Tân (thuộc hướng đoài) hoặc hướng nhà là Nhâm (thuộc hướng khảm) thì vị của cửa vào sơn càn.
- Nếu như hướng nhà là Cấn (riêng sơn cấn) thì vị của cửa (cả cửa chính và cửa phụ) vào cung quý hay là cung giáp.
- Nếu như hướng nhà là Quý (thuộc hướng khảm) hoặc hướng nhà là giáp (thuộc hướng chấn) thì vị của cửa vào sơn cấn.
- Nếu như hướng nhà Tốn (riêng sơn tốn) thì vị của cửa chính hay sẽ phụ vào sơn ất hoặc sơn bính.
- Nếu như hướng nhà là ất (thuộc hướng chấn) hoặc hướng nhà là bính (thuộc hướng ly) thì vị của cửa vào sơn tốn.
- Nếu như hướng nhà là Khôn (riêng sơn khôn) thì vị của cửa vào sơn định (thuộc hướng ly) hoặc là sơn canh (thuộc hướng đoài).
- Nếu như hướng nhà là Đinh hoặc Canh thì vị của cửa vào cung Khôn.
Đó là mối quan hệ huynh tuyến giữa các hướng nhà và các vị trí của cửa chính hoặc cửa phụ trong nhà.
Quan hệ bát sát và mối quan hệ huỳnh tuyến đều là quan hệ hung hại cho gia đình bạn.
Thiết kế kích thước cửa chính bao nhiêu là hợp lý?
Thông thường, người ta sẽ thiết kế kích thước cửa chính theo thước lỗ ban như sau:
Kích thước cửa chính theo mẫu 1 cánh
Cửa đi 1 cánh là một loại cửa khá phổ biến và nhiều nhất trong ngôi nhà. Đây có thể là cửa thông phòng, cửa ra ban công hay cửa ra sân sau. Tuy nhiên không phải là không có trong các nhà những cửa 1 cánh thì ít khi được sử dụng hơn. Kích thước cửa chính thông thủy (kích thước lọt sáng) đẹp nhất cho loại cửa này là khoảng 81cm x 212cm. Khoảng xê dịch cho phép là rộng từ khoảng 80.5cm đến 81.5cm, chiều cao cửa chính từ 210.8cm đến 214.2cm.
Kích thước cửa chính 1 cánh thông thường sẽ là khoảng 81x212cm.
Độ dày khuôn cửa phổ biến thường sẽ là 4,5cm hoặc 6cm. Lựa chọn khuôn cửa có độ dày như thế nào thì các bạn chỉ việc cộng thêm kích thước khuôn cửa trái với khuôn cửa phải vào chiều rộng và cộng thêm các kích thước bên trên vào chiều dài cửa.
Cụ thể như sau:
- Khuôn cửa dày 4.5cm:
+ Chiều rộng sẽ bằng = 81cm + 4.5cm + 4.5cm = 90cm.
+ Chiều dài sẽ bằng = 212cm + 4.5cm bên trên = 216.5cm.
- Khuôn cửa dày 6cm:
+ Chiều rộng sẽ bằng = 81cm + 6cm + 6cm = 93cm.
+ Chiều dài sẽ bằng = 212cm + 6cm bên trên = 218cm.
Kích thước cửa chính 2 cánh
Kích thước cửa 2 cánh được phân chia cụ thể thành các loại cửa sau với những thông số tính kích thước cụ thể:
Kích thước cửa 2 cánh lệch nhau (1 cánh to và 1 cánh bé)
Mẫu cửa này thông thường sẽ thấy trong những căn hộ chung cư hoặc là những ngôi nhà phải yêu cầu làm cuare lệch để phù hợp với kiến trúc. Kích thước cửa 2 cánh thông thủy (kích thước lọt sáng) phổ biến của mẫu cửa này là khoảng 109cm x 212cm. Khoảng xê dịch cho phép của chiều rộng cửa chính là 105.5cm đến 109cm. Kích thước bề rộng của hai cánh lệch tương ứng sẽ là 69cm + 40cm.
Mẫu kích thước cửa 2 cánh lệch nhau được tính như thế nào?
Cửa hai cánh cũng có thể được thiết kế với kích thước thông thủy 126 cm x 212 cm, khoảng xê dịch của chiều rộng là từ 125cm đến 128.5cm. Kích thước chiều rộng của cửa hai cánh lệch tương ứng là 81cm + 45cm.
Kích thước thông thủy không phải là loại kích thước phủ bì. Kích thước phủ bì thì phải cộng thêm độ dày của khuôn cửa. Độ dày khuôn cửa thông thường sẽ là 4.5cm hoặc 6cm. Bạn chỉ cần cộng thêm vào kích thước thông thủy (khuôn hai bên trái và phải) và thêm kích thước bên trên sẽ ra kích thước phù bì.
Độ dày khuôn cửa phổ biến thông thường sẽ là 4,5cm hoặc 6cm. Lựa chọn khuôn cửa có độ dày như thế nào thì các bạn chỉ việc cộng thêm kích thước khuôn cửa trái và khuôn cửa phải vào kích thước chiều rộng và cộng thêm kích thước bên trên vào kích thước chiều dài cửa.
Cụ thể:
- Khuôn cửa dày 4.5cm:
+ Chiều rộng sẽ bằng = 109cm + 4.5cm + 4.5cm = 118cm.
+ Chiều rộng sẽ bằng = 126cm + 4.5cm + 4.5cm = 135cm.
+ Chiều dài sẽ bằng = 212cm + 4.5cm bên trên = 216.5cm.
- Khuôn cửa dày 6cm:
+ Chiều rộng sẽ bằng = 109cm + 6cm + 6cm = 121cm.
+ Chiều rộng sẽ bằng = 126cm + 6cm + 6cm = 138cm.
+ Chiều dài sẽ bằng = 212cm + 6cm bên trên = 218cm.
Kích thước cửa 2 cánh cân bằng
Cửa chính theo kiểu cửa 2 cánh cân bằng nhau là một trong những mẫu cửa khá là phổ biến trong nhiều công trình. Kích thước cửa 2 cánh thì chiều rộng phổ biến thường dùng là 109cm, 126cm, 153cm, 176cm x chiều dài là khoảng 212cm.
Mẫu cửa chính có hai cánh kích thước cân bằng nhau.
Độ dày khuôn cửa phổ biến của cửa 2 cánh cân bằng nhau thường là 4,5cm hoặc 6cm. Lựa chọn khuôn cửa có độ dày như thế nào thì các bạn chỉ việc cộng thêm kích thước khuôn cửa trái và khuôn cửa phải vào kích thước chiều rộng và cộng thêm kích thước bên trên vào chiều dài cửa.
Cụ thể như sau:
- Khuôn cửa dày 4.5cm:
+ Chiều rộng sẽ bằng = 109cm + 4.5cm + 4.5cm = 118cm.
+ Chiều rộng sẽ bằng = 126cm + 4.5cm + 4.5cm = 135cm.
+ Chiều rộng sẽ bằng = 153cm + 4.5cm + 4.5cm = 162cm.
+ Chiều rộng sẽ bằng = 176cm + 4.5cm + 4.5cm = 185cm.
+ Chiều dài sẽ bằng = 212cm + 4.5cm bên trên = 216.5cm.
- Khuôn cửa dày 6cm:
+ Chiều rộng sẽ bằng = 109cm + 6cm + 6cm = 121cm.
+ Chiều rộng sẽ bằng = 126cm + 6cm + 6cm = 138cm.
+ Chiều rộng sẽ bằng = 153cm + 6cm + 6cm = 165cm.
+ Chiều rộng sẽ bằng = 176cm + 6cm + 6cm = 188cm.
+ Chiều dài sẽ bằng = 212cm + 6cm bên trên = 218cm.
Kích thước của cửa chính 4 cánh
Kích thước cửa đi 4 cánh không bằng nhau (2 cửa chính và 2 cửa phụ)
Kích thước cửa đi 4 cánh thường là 176cm và 211cm x chiều dài 212cm.
Độ dày khuôn cửa phổ biến thường là khoảng 4,5cm hoặc 6cm. Lựa chọn khuôn cửa có độ dày như thế nào thì các chỉ việc cộng thêm kích thước khuôn cửa trái và khuôn cửa phải vào chiều rộng và cộng thêm phần kích thước bên trên vào chiều dài cửa.
Mẫu kích thước cửa đi 4 cánh không cân bằng.
Cụ thể như sau:
- Khuôn cửa dày 4.5cm:
+ Chiều rộng sẽ bằng = 176cm + 4.5cm + 4.5cm = 185cm.
+ Chiều rộng sẽ bằng = 211cm + 4.5cm + 4.5cm = 220cm.
+ Chiều dài sẽ bằng = 212cm + 4.5cm bên trên = 216.5cm.
- Khuôn cửa dày 6cm:
+ Chiều rộng sẽ bằng = 176cm + 6cm + 6cm = 188cm.
+ Chiều rộng sẽ bằng = 211cm + 6cm + 6cm = 223cm.
+ Chiều dài sẽ bằng = 212cm + 6cm bên trên = 218cm.
Kích thước cửa chính 4 cánh theo phong thủy bằng nhau
Kích thước cửa chính 4 cánh theo phong thủy bằng nhau thường dùng chiều rộng trong khoảng 236cm, 255cm, 262cm, 282cm, 341cm hay 360cm x chiều dài 212cm.
Độ dày khuôn mẫu cửa phổ biến thường là 4,5cm hoặc 6cm. Lựa chọn khuôn cửa có độ dày như thế nào thì các bạn chỉ việc cộng thêm kích thước khuôn cửa trái và khuôn cửa phải vào chiều rộng và cộng thêm phần kích thước bên trên vào chiều dài cửa.
Cụ thể như sau:
- Khuôn cửa dày 4.5cm:
+ Chiều rộng sẽ bằng = 236cm + 4.5cm + 4.5cm = 245cm.
+ Chiều rộng sẽ bằng = 255cm + 4.5cm + 4.5cm = 264cm.
+ Chiều rộng sẽ bằng = 262cm + 4.5cm + 4.5cm = 271cm.
+ Chiều rộng sẽ bằng = 282cm + 4.5cm + 4.5cm = 291cm.
+ Chiều rộng sẽ bằng = 341cm + 4.5cm + 4.5cm = 350cm.
+ Chiều rộng sẽ bằng = 360cm + 4.5cm + 4.5cm = 369cm.
+ Chiều dài sẽ bằng = 212cm + 4.5cm bên trên = 216.5cm.
- Khuôn cửa dày 6cm:
+ Chiều rộng sẽ bằng = 236cm + 6cm + 6cm = 248cm.
+ Chiều rộng sẽ bằng = 255cm + 6cm + 6cm = 267cm.
+ Chiều rộng sẽ bằng = 262cm + 6cm + 6cm = 274cm.
+ Chiều rộng sẽ bằng = 282cm + 6cm + 6cm = 294cm.
+ Chiều rộng sẽ bằng = 341cm + 6cm + 6cm = 353cm.
+ Chiều rộng sẽ bằng = 360cm + 6cm + 6cm = 372cm.
+ Chiều dài sẽ bằng = 212cm + 6cm bên trên = 218cm.
Những lưu ý khi thiết kế cửa chính
Cửa chính là một phần rất quan trọng trong phòng thủy của nhà ở. Nó không chỉ đơn giản là nơi chúng ta đi ra đi vào mà còn là “mặt tiền” của cả ngôi nhà. Theo ý nghĩa trong phong thủy thì cửa chính còn là nơi lưu thông, vận chuyển các luồng không khí. Nếu cửa chính ở hướng thuận lợi thì sẽ giúp cho “khí” của ngôi nhà luôn được điều hòa, ảnh hưởng tích cực tới vận mệnh và vấn đề sức khỏe của những người sống trong căn nhà đó.
Dưới đây là những lưu ý trong thiết kế kích thước cửa chính:
Không để kích thước cửa chính quá cao hoặc quá thấp
Chúng ta cần chú ý khi thiết kế kích thước cửa chính theo thước lỗ ban thì cần phải đo đạc cẩn thận, kích thước của cửa phải tương xứng phù hợp với ngôi nhà.
Nếu cửa chính quá cao thì sẽ dẫn tới diện tích để không khí lưu thông nhiều. Đồng thời, các khí tốt trong ngôi nhà dễ bị hút ra bên ngoài và làm ảnh hưởng tới cát khí của những người trong ngôi nhà. Cũng không nên để cửa chính quá thấp vì như thế thì sẽ ảnh hưởng tới việc đi lại của các thành viên.
Trong quá trình xây nhà, bạn cũng nên đặc biệt chú ý tới việc lựa chọn hướng cho cửa chính. Các nhà phong thủy khuyên rằng, các gia chủ nên lựa chọn hướng cửa ra vào phù hợp với mệnh và tuổi của mình.
Luôn giữ cửa chính luôn sạch sẽ và thoáng mát
Như chúng ta đã biết thì cửa chính là thiết kế đại diện cho cả “bộ mặt” của cả ngôi nhà nên lúc nào cũng cần phải sạch sẽ và gọn gàng. Trước cửa chính thì không nên để những đồ vật gây ảnh hưởng đến việc lưu thông không khí và thu hút khí tốt vào nhà. Cần việc tránh đặt những thứ đồ làm bằng đá và có góc cạnh,… Bởi vì những thứ này có chứa sát khí sẽ gây nên những ảnh hưởng không tốt.
Luôn giữ cửa chính luôn sạch sẽ và thoáng mát.
Nếu trước cửa chính có trồng cây xanh thì bạn phải lưu ý là thường xuyên tưới nước chăm sóc, tránh cho cây bị chết khô. Bên cạnh đó, hằng ngày nên quét dọn những lá cây rơi rụng vì nếu không thì khi lá phân hủy sẽ thu hút những loài sinh vật gây hại như muỗi,… Ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của tất cả những người trong gia đình và đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ.
Mặt khác theo phong thủy, cửa chính sạch đẹp cũng sẽ giúp cho gia chủ có thể thu hút và mời gọi thần tài vào nhà.
Cửa chính không đặt thẳng với cầu thang và phòng vệ sinh
Chúng ta cần phải lưu ý trong ngôi nhà thì vị trí cầu thang là nơi chứa nhiều “âm khí” nhất và nhà vệ sinh thì được coi là nơi không sạch sẽ.
Cửa chính khi đặt thẳng cầu thang là điều đại kỵ trong phong thủy của nhà ở. Cầu thang thường là nơi âm u nếu như đặt đối diện cửa chính thì sẽ ngăn cản các khí tốt lưu chuyển vào ngôi nhà. Điều này sẽ khiến cả ngôi nhà có cảm giác lạnh lẽo, người sống ở trong ngôi nhà sẽ cảm thấy bất an và lo lắng. Sống trong một ngôi nhà có không khí như vậy thì sẽ tác động không tốt tới tinh thần của mọi thành viên.
Cửa chính không đặt thẳng với cầu thang và phòng vệ sinh.
Mặt khác, nhà vệ sinh là nơi chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh nên cần được xây dựng thiết kế trong một góc nào đó trong ngôi nhà. Tuyệt không được đặt đối diện với cửa chính. Cửa chính là nơi mà mọi người trong gia đình ra vào ngôi nhà. Và nếu để nhà vệ sinh đối diện với nó thì sẽ khiến cho mùi trong nhà vệ sinh lan tỏa ra phần không gian chính của cả ngôi nhà.
Điều này không chỉ ảnh hưởng tới vấn đề thẩm mỹ quan mà nó còn vi phạm vào điều tối kỵ trong thiết kế nhà ở. Gây nên những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe và tài lộc của gia chủ.
Cửa chính không nên thiết kế thấp hơn mặt đường
Thông thường thì các ngôi nhà đều xây dựng trên phần nền đất cao hơn mặt đường. Tuy vậy, vẫn có một số những khu vực đặc biệt, do kết cấu của khu đất đó nên là gia chủ đành phải để cửa chính của ngôi nhà thấp hơn so với phần mặt đường.
Điều này theo phong thủy nhà ở là đặc biệt không tốt. Nó sẽ khiến cho công việc làm ăn của gia chủ và các thành viên ngày càng khó khăn và có chiều hướng đi xuống.
Một số cách khắc phục cho những trường hợp cửa chính thấp hơn so với phần mặt đường:
- Trồng nhiều hoa sặc sỡ ở trước cửa nhà.
- Đặt một số biểu tượng nước trước cửa để giúp thu hút tài lộc và năng lượng của nước giúp “gột sạch” không khí xấu ở xung quanh ngôi nhà.
- Số nhà và tên đường nên cần được làm nổi bật. Buổi tối có thể thắp đèn ở trước cửa.
- Trồng một số cây có ý nghĩa tốt theo phong thủy.
- Giữ cho trước cửa nhà luôn luôn khô thoáng và sạch sẽ.
Không được đặt cửa trước và phần cửa sau của ngôi nhà thành một đường thẳng
Theo phong thủy trong nhà ở thì khi vừa bước vào ngôi nhà nà đã nhìn thấy cửa sau của ngôi nhà như vậy là không tốt. Điều này sẽ khiến cho không khí vừa mới vào ngôi nhà chưa kịp lưu chuyển đã theo hướng cửa sau ra ngoài mất.
Theo phong thủy trong nhà ở nếu muốn xây dựng cửa sau cho ngôi nhà thì tốt nhất bạn nên xây ở gần cầu thang hoặc là ở phía góc của ngôi nhà. Thông thường thì các gia chủ sẽ chọn những nơi mà thường hay có khí không tốt tích tụ. Như vậy thì các luồng không khí đó sẽ theo cửa sau mà đi ra khỏi ngôi nhà. Còn phía bên cửa chính chỉ có một nhiệm vụ là thu hút lộc khí và tài khí vào nhà.
Top 99+ những mẫu cửa chính đẹp
Tùy vào từng kiến trúc khác nhau của căn nhà mà mà cửa cũng có những phong cách thời thượng như sau:
Cửa chính theo phong cách cổ điển
Mẫu cửa chính 4 cánh được làm bằng gỗ đẹp phong cách cổ điển được chạm khắc tinh xảo bao gồm các hoạ tiết cổ điển xưa cũ, tạo nét đẹp vô cùng cổ kính. Điều này mang đến cảm giác gần gũi nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp sự sang trọng cho ngôi nhà.
Phong cách này thường thường được thấy ở các khu biệt thự và khu nhà cổ,… Kết hợp cùng với những nét đẹp cổ điển của Châu Âu.
Mẫu cửa chính với 4 cánh đẹp theo phong cách cổ điển.
Phong cách cửa chính sang trọng
Phong cách này cũng không kém phần quý phái và đặc biệt là các mẫu cửa gỗ sang trọng 4 cánh.
Mẫu cửa gỗ này thường sẽ được làm bằng chất liệu khá quý, với các họa tiết được chạm khắc tỉ mỉ. Mặc dù là những chi tiết nhỏ nhất nên mẫu nay khá kén người dùng vì chi phí khá cao và cũng khó lau chùi. Cửa gỗ có thể dễ bị hư hỏng nếu như bạn không vệ sinh đúng cách.
Mẫu cửa chính 4 cánh với vẻ đẹp tinh tế, hiện đại.
Phong cách cửa chính hiện đại
Ngày nay, các thiết kế nội thất đang không ngừng phát triển kéo theo thiết kế cửa gỗ cũng phải chuyển mình để phù hợp cùng với xu thế chung.
Mẫu cửa gỗ chính 4 cánh đẹp mang phong cách hiện đại này gồm những đường nét không quá cầu kỳ nhưng vẫn có thể tôn lên nét đẹp thuần tuý của ngôi nhà. Sự sáng tạo phá cách của những mẫu cửa này khi kết hợp với các mặt kính, có tay bằng inox sẽ tô điểm thêm cho nét đẹp vốn có.
Mẫu cửa gỗ 4 cánh thiết kế với xu hướng hiện đại được nhiều gia chủ sử dụng.
Phong cách thiết kế cửa chính đơn giản
Cái hồn nét đặc trưng của mẫu cửa chính này đó chính là sự thiết kế giản dị. Chạm khắc không quá cầu kỳ nhưng vẫn làm toát lên được cá tính của các gia chủ cùng cấu trúc của ngôi nhà.
Trên bề mặt của thân cửa không có nhiều hoạ tiết cầu kì. Điểm nhấn chủ đạo của mẫu cửa này các thớ gỗ nguyên sơ kết hợp với kính để tạo nên sự nổi bật trong phong cách chủ đạo của nó.
Phong cách kiểu dáng này thường sẽ thích hợp sử dụng cho những gia đình có kinh tế hạn chế. Vì nó có chi phí lắp đặt thường không quá cao.
Thiết kế đơn giản và ấm cúng của mẫu cửa 4 cánh hiện đại.
Kích thước cửa chính được xem là một kết nối quan trọng và mang nhiều ý nghĩa phong thủy. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến không gian sống phía trong, ảnh hưởng quan trọng đến cung tài lộc và cả sự may mắn của gia chủ. Nếu như quý khách hàng chưa biết phong cách thiết kế nhà của mình hợp với mẫu cửa gì, kích thước cửa ra sao thì hãy liên hệ với Kiến tạo Việt để được kiến trúc sư của chúng tôi tư vấn chi tiết và cụ thể hơn.