Cập nhật lần cuối vào 05/09/2024 bởi KTS. Nguyễn Quốc Tuấn
Cửa sổ được xem là một trong các chi tiết quan trọng trong thiết kế kiến trúc công trình nhà ở. Đây là nơi đón ánh sáng và đưa không khí vào nhà giúp căn phòng trở nên thoáng đảng hơn. Bởi vậy kích thước cửa sổ chuẩn phong thủy là điều mà các gia chủ cực kì quan tâm khi xây dựng nhà ở. Hãy cùng Kiến tạo Việt theo dõi ngay bài viết sau để tìm hiểu kích thước cửa sổ và 99+ mẫu cửa sổ được nhiều người ưa chuộng nhất.
Tìm hiểu kích thước cửa sổ và 99+ mẫu cửa số được nhiều người ưa chuộng.
Sự cần thiết của cửa sổ trong nhà ở
Cửa sổ được ví như đôi mắt của ngôi nhà, và kích thước cửa sổ có ý nghĩa rất quan trong. Chúng không chỉ mang lại vẻ đẹp giá trị thẩm mỹ mà còn giúp tạo không gian căn nhà thêm rộng rãi, thông thoáng. Do đó, để thiết kế cửa sổ khoa học cần đảm bảo một số lưu ý nhất định.
Khi thiết kế nhà phố, ngoài cửa chính thì thiết kế cửa sổ cũng là yếu tố quan trọng được mọi gia chủ chú ý, quan tâm.
Sự cần thiết của cửa sổ trong nhà ở.
Đặc biệt, với các kiến trúc nhà ống có diện tích khiêm tốn như ngày nay. Thì việc bố trí thiết kế cửa sổ còn là giải pháp cần thiết và vô cùng hữu hiệu để giúp khắc phục mọi hạn chế của lối kiến trúc này.
- Ánh sáng tự nhiên và các luồng không khí trong lành là yếu tố mang lại năng lượng tích cực cho tâm trạng, tinh thần và sức khỏe của con người. Đối với đặc điểm của nhà ống hẹp ngang thì điều này lại khó có thể có được nếu không có sự góp mặt của những mẫu cửa sổ được bố trí một cách khoa học.
- Việc lấy được tối đa nguồn ánh sáng và nguồn gió tự nhiên từ cửa sổ còn giúp cho gia đình bạn tiết kiệm năng lượng. Mà vẫn đảm bảo cho sự thuận tiện và thoải mái cho sinh hoạt.
- Cửa sổ còn là một phần trang trí không thể thiếu cho không gian của mỗi ngôi nhà. Chúng mang lại vẻ đẹp hài hòa và giá trị thẩm mỹ cao cho cả ngôi nhà. Giúp cho không gian thêm sức sống để gia chủ có thể thư giãn một cách thoải mái và giải tỏa mọi căng thẳng mệt mỏi sau chuỗi ngày làm việc.
- Giúp mở rộng tầm nhìn ra bên ngoài và tạo nên sự gắn kết với thiên nhiên. Mang lại cuộc sống gẫn gũi và thư thái cho cả gia đình.
- Bố trí cửa sổ đảm bảo ý nghĩa phong thủy còn giúp thu hút những nguồn năng lượng tích cực vào trong ngôi nhà. Mang lại nhiều đièu may mắn, sự thịnh vượng bình an và sức khỏe cho gia chủ.
Với những công dụng to lớn như vậy, cửa sổ đã trở thành bộ phần cần thiết không thể thiếu đối với mọi không gian nhà ở hiện nay.
Kích thước cửa sổ theo phong thủy phổ biến và được áp dụng nhiều nhất
Tùy vào không gian diện tích phòng để mở cửa sổ 2 cánh, 3 cánh hoặc nhiều cánh. Cụ thể:
Với những căn phòng có có diện tích lớn hơn 15m2 thì nên mở kiểu cửa sổ 3 cánh hay 4 cánh. Còn đối với căn phòng nhỏ hơn 15m2 thì bạn chỉ có thể mở cửa sổ 2 cánh. Số lượng cánh cửa lại có những tên gọi khác nhau:
- Cửa 2 cánh thì gọi là Nghênh Phúc Trường Thọ.
- Cửa 3 cánh thì gọi là Tam Dương Khai Thái
- Cửa 4 cánh thì gọi là tứ quý.
- Cửa sổ 1 cánh thì gọi là Cửa Sổ Bối Âm.
Thông thường, cửa sổ 1 cánh sẽ được đặt ở tầng hầm hoặc với mặt tường hướng Bắc hay các khu vực u tối.
Kích thước cửa sổ 2 cánh
Không có một tiêu chuẩn cụ thể cho cửa sổ 2 cánh. Kích thước thường sẽ được xác định theo tỉ lệ tương ứng với không gian diện tích từng gian phòng. Cụ thể:
Kích thước cửa sổ 2 cánh thì phải tương quan với kích thước của cửa chính và diện tích tổng thế căn phòng.
Một số kích thước thông dụng của thiết kế cửa sổ thông dụng (tính bằng đơn vị milimét):
Bảng kích thước cửa sổ 2 cánh kiểu mở quay vào trong (mm)
CHIỀU RỘNG | 600 | 1200 | 1300 | 1400 | 1500 |
CHIỀU CAO | |||||
1200 | 600 – 1200 | 1200 – 1200 | 1300 – 1200 | 1400 – 1200 | 1500 – 1200 |
1300 | 600 – 1300 | 1200 – 1300 | 1300 – 1300 | 1400 – 1300 | 1500 – 1300 |
1400 | 600 – 1400 | 1200 – 1400 | 1300 – 1400 | 1400 – 1400 | 1500 – 1400 |
1700 | 600 – 1700 | 1200 – 1700 | 1300 – 1700 | 1400 – 1700 | 1500 – 1700 |
Bảng kích thước cửa sổ 2 cánh kiểu mở quay ra ngoài (mm)
CHIỀU RỘNG | 600 | 1100 | 1200 | 1300 | 1400 |
CHIỀU CAO | |||||
1200 | 600 – 1200 | 1100-1200 | 1200 – 1200 | 1300 – 1200 | 1400 – 1200 |
1300 | 600 – 1300 | 1100-1300 | 1200 – 1300 | 1300 – 1300 | 1400 – 1300 |
1400 | 600 – 1400 | 1100-1400 | 1200 – 1400 | 1300 – 1400 | 1400 – 1400 |
1700 | 600 – 1700 | 1100-1700 | 1200 – 1700 | 1300 – 1700 | 1400 – 1700 |
Bảng kích thước cửa sổ 2 cánh kiểu mở hất ra ngoài (mm)
CHIỀU RỘNG | 500 | 700 | 1000 | 1200 | 1600 |
CHIỀU CAO | |||||
1000 | 500 – 1000 | 700-1000 | 1000 – 1000 | 1200 – 1000 | 1600 – 1000 |
1100 | 500 – 1100 | 700-1100 | 1000 – 1100 | 1200 – 1100 | 1600 – 1100 |
1200 | 500 – 1200 | 700-1200 | 1000 – 1100 | 1200 – 1200 | 1600 – 1200 |
Bảng kích thước cửa sổ 2 cánh kiểu mở trượt thông dụng (mm)
CHIỀU RỘNG | 1200 | 1300 | 1400 | 1800 |
CHIỀU CAO | ||||
1200 | 1200 – 1200 | 1300-1200 | 1400 – 1200 | 1800 – 1200 |
1400 | 1200 – 1400 | 1300-1400 | 1400 – 1400 | 1800 – 1400 |
1600 | 1200 – 1600 | 1300-1600 | 1400 – 1600 | 1800 – 1600 |
1800 | 1200 – 1800 | 1300-1800 | 1400 – 1800 | 1800 – 1800 |
Kích thước cửa sổ 3 cánh đẹp được nhiều người áp dụng
Ngày nay khi làm cửa sổ thì ngoài yếu tố chất lượng, thẩm mỹ thì kích thước cửa sổ như thế nào để phù hợp và thu hút được vượng khí, cũng như mang lại bình an may mắn cho gia chủ cũng rất được quan tâm. Đặc biệt là đối với những gia chủ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh.
Bảng kích thước cửa sổ 3 cánh theo kiểu mở trượt (mm)
Kích thước đo phủ bì khung bao | Kích thước ô chờ đã được hoàn thiện trước khi lắp cửa | Kích thước lọt lòng được đo theo phong thủy | |||
1395 | 1795 | 1400 | 1800 | 1275 | 504 |
Bảng kích thước cửa sổ 3 cánh kiểu mở quay (mm)
Kích thước đo phủ bì khung bao | Kích thước ô cửa chờ đã hoàn thiện trước khi lắp cửa | Kích thước lọt lòng được đo theo phong thủy | |||
1395 | 1995 | 1400 | 2000 | 1279 | 579 |
Kích thước cửa sổ 4 cánh đẹp hiện nay
Sau đây là bảng đo kích thước cửa sổ 4 cánh. Vì có một số loại cửa sổ không tính được lỗ ban cho tổng cả bộ cửa nên chúng tôi sẽ lấy phần kích thước lọt lòn của ô chờ làm chuẩn.
Cửa sổ 4 cánh được chia thành 3 loại như:
- Cửa sổ 4 cánh loại mở quay ra.
- Cửa sổ 4 cánh kiểu mở trượt.
- Các loại khác.
Chúng ta sẽ đi vào chi tiết từng loại ngay bảng kích thước sau đây:
Bảng kích thước cửa sổ 4 cánh kiểu mở quay (mm)
KÍCH THƯỚC CỬA SỔ 4 CÁNH | KÍCH THƯỚC TÔ HOÀN THIỆN | KÍCH THƯỚC CỦA LỖ BAN LỌT LÒNG | CUNG LỖ BAN | ||||
1795 | 2195 | 1800 | 2200 | 1270 | 466 | Tác lộc | Lục hợp |
Bảng kích thước cửa sổ 4 cánh kiểu mở trượt (mm)
KÍCH THƯỚC CỬA SỔ 4 CÁNH | KÍCH THƯỚC TÔ HOÀN THIỆN | KÍCH THƯỚC CỬA SỔ LỖ BAN LỌT LÒNG | CUNG LỖ BAN | ||||
1795 | 2195 | 1800 | 2200 | 1275 | 980 | Tác lộc | Tiến Bảo |
Bảng kích thước cửa sổ 4 cánh các kiểu khác (mm)
KÍCH THƯỚC CỬA SỔ | VÁCH KÍNH TRÊN | |
Chiều cao | Chiều rộng | |
1200 | 2110 – 2150 | 350 |
1400 | 2110 – 2150 | 350 |
1200 | 2310 – 2360 | 350 – 400 |
1400 | 2310 – 2360 | 350 – 400 |
1400 | 2550 | 350 – 400 |
1450 | 2620 | 350 – 400 |
Kích thước cửa sổ của không gian phòng ngủ
- Cửa sổ cho không gian phòng ngủ thông thường:
Chiều rộng của cửa sổ (m): 0,82 – 1,04 – 1,24.
Chiều cao của thiết kế cửa sổ (m): 1,90 – 2,10 – 2,30.
- Phòng ngủ cho trẻ còn đi học:
Chiều rộng (m): 0,82 – 1,06 hay 1,26.
Chiều cao (m): 1,90 – 2,10 hay 2,30.
- Kích thước cửa sổ phòng ngủ cho con đã đi làm hoặc là phòng ngủ ho khách:
Chiều rộng (m): 0,85 – 1,05 hay 1,20.
Chiều cao (m): 1,90 – 2,10 hay 2,30.
Khoảng cách giữa sàn và mép dưới của thiết kế cửa sổ
Lưu ý về khoảng cách giữa sàn và mép dưới của cửa sổ trong công trình nhà ở cần nằm trong tầm 83cm – 220cm. Nếu như vượt quá giới hạn thì thiết kế sẽ diễn ra một số vấn đề sau:
Nếu khoảng cách từ sàn nhà đến mép dưới của cửa sổ dưới 83cm: Khiến căn phòng dễ bị thoát âm và không thể lưu thông không khí được.
Điều đó sẽ khiến cho gia chủ và các thành viên trong gia đình dễ mắc phải các bệnh về hô hấp hay nứt nẻ khô da. Đồng thời cũng sẽ khiến cho gia chủ khó tích trữ được tiền bạc. Cùng với đó là sẽ mất đi nhiều vận may trong cuộc sống.
Nếu như khoảng cách từ sàn nhà đến mép dưới cửa sổ trên kích thước 220cm thì có thể phạm phải điều Thiên Trảm Sát hoặc Quang Sát.
Tỉ lệ kích thước cửa sổ dựa theo phong thủy của mỗi khu vực khác nhau
Tỉ lệ kích thước cửa sổ theo phong thủy ở mỗi khu vực
Có thể nói tỉ lệ kích thước cửa sổ phong thủy ở mỗi khu vực thuộc mỗi một quốc gia lại có các tỉ lệ khác nhau:
- Tỉ lệ này ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á là 1:7 (trong đó có Việt Nam).
- Ở các nước khu vực Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Triều Tiên thì tỉ lệ được lấy là: 1:6 (kích thước cửa sổ so với không gian diện tích phòng).
- Các nước tại khu vực Nam Á như Ấn Độ, Nepal,…lại lấy tỉ lệ cửa sổ là: 1:8.
Tại sao ở mỗi khu vực trên thế giới thì lại có số đo cửa sổ khác nhau?
Do phong thủy sẽ được tính toán dựa theo khí hậu với hướng gió, nước và những yếu tố tự nhiên khác.
Bởi vậy để chọn được kích thước cửa sổ đẹp, chuẩn thì cần phải tính toán để phù hợp cùng với điều kiện thời tiết người bản địa.
Chẳng hạn như ở những vùng có gió và nắng quanh năm thì kích thước cửa sổ cần phải nhỏ hơn so với tổng thể không gian diện tích phòng.
Tại sao ở mỗi khu vực trên thế giới thì lại có số đo cửa sổ khác nhau?
Độ rộng của các căn phòng được dùng để tính kích thước cửa sổ theo phong thủy là khoảng cách từ bức tường đặt cửa sổ cho đến bức tường đối diện. Thông thường thì người ta sẽ lấy tỉ lệ với tiêu chuẩn là cao của cửa sổ nằm trong phạm vi chiều sâu hiệu quả.
Ví dụ như căn phòng của bạn có chiều sâu hiệu quả là 2m thì chiều cao kích thước cửa sổ thông dụng phải là từ 0,86 – 0,96m.
Những lưu ý quan trọng khi thiết kế cửa sổ cho nhà ở
Những ô cửa sổ nhà ở tưởng chừng như nhỏ bé nhưng lại tác động rất lớn đến cả diện mạo và bầu không khí chung của tổng thể ngôi nhà. Vì vậy, để có được những ô cửa xinh xắn được thiết kế hợp lý, khoa học thì các bạn nhất định không được bỏ qua những điều lưu ý sau.
Vị trí và hướng mở cửa sổ bố trí sao cho khoa học
Ngoài cửa ra vào thì thiết kế cửa sổ cũng là mối liên kết đặc biệt quan trọng giữa không gian sinh hoạt ở bên trong ngôi nhà và khu vực cảnh quan thiên nhiên bên ngoài. Chính vì thế, việc thiết kế vị trí và hướng mở cửa sổ cũng sẽ tác động rất lớn đến tính thẩm mỹ và sự lưu thông nguồn không khí trong nhà.
Do đó, các bạn cần tính toán kỹ lưỡng dựa trên những đặc điểm của ngôi nhà. Nhất là với thiết kế nhà phố dạng phân lô sát nhau thì lại càng khó khăn hơn để thiết kế cửa sổ ở bên hông nhà. Khi đó, các bạn cần chú trọng vào việc thiết kế các ô cửa sổ lớn ở phía trước mặt tiền và sau nhà. Đồng thời, cần bố trí thêm các cửa sổ hướng ra ngoài hành lang hay giếng trời cho mỗi không gian cụ thể như là phòng ngủ hay phòng bếp.
Vị trí và hướng mở cửa sổ bố trí sao cho khoa học.
Tuy nhiên, dù bố trí thiết kế cửa sổ ở khu vực nào cũng đừng mắc sai lầm lựa chọn các vị trí thiếu ánh sáng và u ám. Bởi khi đó các tiện ích của thiết kế cửa sổ sẽ bị hạn chế và không mang lại ứng dụng gì cho sinh hoạt của gia đình bạn. Vì vậy, hãy lựa chọn những nơi thoáng đãng để cho tầm nhìn không bị hạn chế, giúp mang lại nguồn ánh sáng và cả không khí tươi mới, trong lành vào cho ngôi nhà.
Ngoài ra, ở góc độ phong thủy thì vị trí mở cửa sổ cũng cần thông thoáng. Nhằm giúp thu hút vận khí tốt vào nhà và đẩy lùi yếm khí. Đem lại những điều may mắn, thuận lợi cho những người sống trong nhà.
Nên mở cửa sổ ra hướng đông nam để giúp ngôi nhà ấm vào mùa đông và có không khí mát vào mùa hè. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các hướng nam, đông và bắc tùy thuộc vào hướng của căn nhà. Tuy nhiên, cần tránh mở cửa sổ ra hướng tây, bởi vì đây là hướng ánh sáng mặt trời rọi trực tiếp, sẽ khiến ngôi nhà trở nên bức bối và nóng hơn.
Thiết kế kích thước cửa sổ sao cho phù hợp và đảm bảo an toàn nhất
Một lưu ý cũng không kém phần quan trọng để có được những khung cửa sổ ưng ý là bạn cần chú ý lựa chọn kích thước cửa sao cho phù hợp với tổng thể ngôi nhà. Bởi nếu như cửa sổ quá nhỏ thì sẽ làm mất đi sự cân đối cho không gian, khó đón nhận lượng ánh sáng và không khí cần thiết. Đồng thời, còn hạn chế tầm nhìn và cả sự kết nối với thiên nhiên bên ngoài nhà.
Còn nếu như cửa sổ quá lớn thì sẽ choán hết phần diện tích mặt tường, gây ra nhiều loạn trường khí và việc trang trí cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.
Vì vậy, cần phải căn cứ vào diện tích mặt tường của ngôi nhà để cân đối kích thước cửa sổ sao cho phù hợp. Nhất là với cửa sổ nhà ống thì thường chỉ thiết được ở phía trước mặt tiền và hông nhà. Nên cần phải chọn kích thước cửa đủ lớn nhưng vẫn cần sự cân đối với ngôi nhà để đảm bảo cho vẻ đẹp mỹ quan và tạo được sự thông thoáng tối đa cho không gian sinh hoạt trong nhà.
Thiết kế kích thước cửa sổ sao cho phù hợp và đảm bảo an toàn nhất.
Các chuyên gia trong thiết kế đã đưa ra lời khuyên khi lựa chọn kích thước cửa sổ. Chính là nên tuân theo nguyên tắc tỷ lệ 3:1. Khi đó thì kích thước của cửa sổ không được vượt quá 30% kích thước của cửa chính của ngôi nhà. Và độ cao của cửa thì nên vượt quá độ cao trung bình của người sử dụng. Như vậy thì sẽ đảm bảo tầm nhìn thoải mái khi đứng ở bên trong quan sát ra ngoài nhà.
Với các mẫu nhà ở có chiều cao tiêu chuẩn thì nên thiết kế cửa sổ cách sàn nhà khoảng 80cm. Còn nếu căn nhà có chiều cao hạn chế thì chúng ta có thể tạo sự bố trí cửa sổ sát sàn nhà hơn. Tuy nhiên, cũng nên đạt mức tối thiểu của thành cửa sổ là 45cm. Thiết kế như vậy sẽ giúp cho bạn có thể tận dụng được luồng không khí thiên nhiên trong lành. Mang lại sự dễ chịu và thư giãn cho các thành viên trong gia đình.
Bên cạnh đó, khi chọn kích thước cửa sổ, bạn cũng cần chú ý đến các hướng của ngôi nhà. Vì kiến trúc nhà ống thường tạo sự thông thoáng chủ yếu từ phần cửa chính rộng ở phía mặt tiền.
Do đó, khi ngôi nhà ở hướng đón được nhiều nguồn ánh sáng và lượng gió qua cửa chính rồi thì các bạn có thể thiết kế cửa sổ nhỏ lại. Ngược lại, nếu như cửa ra vào hẹp và ở hướng khó đón ánh sáng. Thì các bạn nên thiết kế cửa sổ lớn hơn để có thể cân bằng được lượng ánh sáng và nguồn không khí cho ngôi nhà.
Số lượng cửa số hợp lý
Tùy thuộc vào không gian diện tích và đặc điểm của mặt bằng thực tế mà các bạn có thể quyết định số lượng cửa sổ sao cho hợp lý. Không gian nhà ống thường sẽ bố trí được ít cửa sổ hơn những mẫu nhà khác. Nhưng cũng cần lựa chọn số lượng cửa vừa đủ để đảm bảo cho sự lưu thông không khí và lấy được nguồn ánh sáng cần thiết cho ngôi nhà.
Quá nhiều cửa sổ trong nhà có thể làm mất cân bằng các luồng khí lưu thông. Đôi khi sẽ khiến người ở có cảm giác bất an, khó có thể tạo sự thoải mái và thư thái. Ngược lại, nếu như số lượng cửa quá ít thì sẽ khiến cho ngôi nhà bị tối và bí bách hơn. Đồng thời, luồng sinh khí mới thì sẽ không được lưu thông và khiến người trong nhà tâm trạng ngột ngạt, ức chế sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Vì vậy, hãy căn cứ vào độ lớn và nhu cầu ánh sáng cũng như không khí của căn phòng để đo lường số lượng cửa phù hợp. Nên bố trí từ 1 đến 2 cửa sổ là hợp lý với những không gian có diện tích trung bình.
Lựa chọn thiết kế cửa phù hợp với không gian nhà
Hiện nay, trên thị trường thiết kế có rất nhiều loại cửa sổ khác nhau với nhiều ưu điểm riêng. Để phù hợp cho từng đặc điểm thiết kế của nhà ở và sở thích của gia chủ. Chúng được phân loại dựa theo 2 tiêu chí sau:
Theo chức năng sử dụng:
- Cửa lấy sáng: Loại cửa này thường được thiết kế từ chất liệu kính để giúp ánh sáng xuyên qua một cách dễ dàng. Nhằm giúp lấy được lượng ánh sáng tối đa cho không gian ngôi nhà. Đây là mẫu cửa được các gia chủ đặc biệt ưa chuộng và lựa chọn cho không gian nhà ống. Bởi vì nó có thể giúp ngôi nhà luôn thoáng sáng và trở nên rộng rãi hơn. Tuy nhiên, khi sử dụng loại cửa này thì các bạn cũng cần chú ý thiết kế thêm rèm để điều chỉnh độ sáng theo nhu cầu và đảm bảo được sự riêng tư cần thiết.
Lựa chọn thiết kế cửa phù hợp với không gian nhà.
- Cửa ngăn sáng: Là mẫu cửa sổ làm từ chất liệu như gỗ, kim loại và nhựa được thiết kế kín. Phù hợp với các khoảng tường ở hướng đông hoặc hướng tây bị ánh sáng mặt trời chiếu vào trực tiếp. Vì vậy, mẫu cửa này là mẫu cửa sổ tối ưu thường và được sử dụng ở phía mặt tiền và lưng nhà. Giúp hạn chế bớt những ảnh hưởng của ánh sáng gay gắt vào nhà.
Theo cấu tạo của cửa
- Cửa sổ trượt: Được thiết kế với các cấu tạo hai cánh song song nên chỉ sử dụng một hệ phụ kiện đơn giản. Vì vậy, loại cửa trượt này có giá thành khá tối ưu. Đồng thời, cửa trượt cũng không tốn nhiều không gian mở nên có thể ứng dụng cho để thiết kế cửa bên hông của nhà ống giúp tạo sự thông thoáng.
- Cửa sổ cánh mở: Là mẫu cửa truyền thống và rất phổ biến. Cửa sổ cánh mở được thiết kế với bản lề cố định và phần cánh được mở rộng sang hai bên. Giúp tạo nên tầm nhìn mở rộng tối đa và lấy được lượng ánh sáng và nguồn gió tự nhiên nhiều nhất cho căn nhà. Thường được sử dụng cho các phần cửa phía mặt tiền của các ngôi nhà ống.
- Cửa cố định: hay còn được gọi là vách cố định. Cửa cố định là loại cửa có kích thước lớn, thường sử dụng chất liệu kính để tạo nên tầm nhìn và lấy ánh sáng. Nhưng được thiết kế cố định để đảm bảo cho sự an toàn. Thường sẽ được ứng dụng cho các phần cửa ở những tầng trên cao.
- Cửa xoay trục giữa cánh: Được phân thành 2 loại đó là là trục đứng và trục ngang. Trong đó, trục đứng thì được ứng dụng nhiều bởi sự tiện dụng và khả năng thông gió tốt. Cửa sổ xoay trục giữa cánh phù hợp với những ngôi nhà mang phong cách hiện đại.
Ngoài ra, các bạn hãy cân nhắc ưu, nhược điểm của từng loại cửa sổ với mỗi không gian cụ thể. Để có thể thiết kế được những mẫu cửa hoàn hảo, phù hợp nhất cho ngôi nhà của mình.
Chất liệu để thiết kế cửa sổ
Cùng với sự phát triển của nền khoa học công nghệ, nhiều loại vật liệu mới ngày nay đã ra đời và được đưa vào ứng dụng trong thiết kế, xây dựng nhà ở.
Bên cạnh các mẫu cửa sổ làm bằng gỗ truyền thống thì còn rất nhiều các mẫu cửa hiện đại với đa dạng mẫu mã và nhiều màu sắc khác nhau như nhôm, kính, inox hay nhựa…
- Cửa sổ bằng gỗ
Hiện nay trên thị trường đang có 2 loại cửa gỗ là cửa gỗ tự nhiên và cửa gỗ công nghiệp. Trong đó, cửa từ chất liệu gỗ tự nhiên là các mẫu cửa truyền thống từ xưa và luôn được yêu thích bởi vì độ bền chắc cùng với vẻ đẹp sang trọng mà nó mang lại. Tuy nhiên giá thành của những mẫu cửa này là khá cao và rất dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết.
Cửa gỗ công nghiệp mang đến vẻ đẹp trẻ trung và mới mẻ cho không gian. Được nhiều gia gia chủ trẻ tuổi ưa thích phong cách hiện đại lựa chọn.
- Cửa sổ nhôm kính
Là mẫu cửa sổ được sử dụng phổ biến nhất ngày nay. Với thiết kế của phần khung nhôm chắc chắn kết hợp cùng chất liệu kính nhằm mang đến lượng ánh sáng tự nhiên cần thiết cho không gian ngôi nhà.
Đồng thời, chất liệu này còn có độ bền cao, đảm bảo vững chắc dưới điều kiện thời tiết ngoài trời mà không cần bảo trì hay sửa chữa nhiều. Do đó, chúng càng ngày càng được ứng dụng rộng rãi cho cả hệ thống cửa sổ ngoài trời và trong nhà.
- Cửa sổ nhựa lõi thép
Với ưu điểm vượt trội về khả năng cách âm và cách nhiệt tốt. Cùng với độ an toàn bởi vì không dẫn điện và khả năng chống oxy hóa và mang lại tuổi thọ cao. Các mẫu cửa sổ bằng nhựa lõi thép được các gia chủ đặc biệt yêu thích. Chúng mang lại cho ngôi nhà một vẻ đẹp sang trọng và đẳng cấp.
Tùy thuộc vào sở thích và cá tính mà các bạn có thể lựa chọn gam màu trắng hoặc là các màu giả vân gỗ độc đáo.
Lưu ý về yếu tố phong thủy khi thiết kế, bố trí cửa sổ
Việc bố trí cửa sổ trong không gian nhà ở cũng cần chú ý đến yếu tố phong thủy, để mang lại may mắn, tài lộc và cả sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Các bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Tránh thiết kế cửa sổ theo cánh mở vào trong vì theo phong thủy thì sẽ gây bất lợi cho đường công danh sự nghiệp của gia chủ và các thành viên khác.
- Tránh đặt cửa sổ đối diện với cửa ra vào, vì như vậy thì các nguồn năng lượng tốt đi vào cửa chính sẽ bị hút ra ngoài theo cửa sổ với đường thẳng. Gây tiêu tán tiền tài và danh vọng của gia chủ. Do đó, nếu như không tìm được phương án khác thì các bạn cần hóa giải bằng cách treo rèm, vách ngăn hay đặt các chậu cây cảnh để giữ lại vượng khí cho ngôi nhà.
- Không bố trí thiết kế cửa sổ đối diện với đường đi lớn chọc thẳng vào hướng cửa. Bởi vì như vậy thì sẽ gây cảm giác bất an và ảnh hưởng đến sức khỏe của gia chủ.
- Nên xem tuổi và vận mệnh của gia chủ để có thể bố trí hướng cửa phù hợp giúp mang lại thịnh vượng và may mắn cho cả gia đình.
Chỉ cần nắm vững được các lưu ý mà chúng tôi vừa chia sẻ. Chắc chắn sẽ giúp các bạn bố trí được những ô cửa sổ một cách hoàn hảo cả về thẩm mỹ lẫn công năng. Đem đến nguồn ánh sáng và nguồn không khí trong lành giúp cho ngôi nhà luôn thoáng mát và rộng rãi hơn.
Nên làm cửa sổ bằng chất liệu nào?
Như đã đề cập, hiện nay trên thị trường có rất nhiều chất liệu có thể tạo thành 1 cánh cửa thẩm mỹ và an toàn. Và cũng từ những chất liệu này, các cánh cửa sổ sẽ có các ưu điểm và nhược điểm riêng.
Cửa sổ sắt
Sắt là 1 loại vật liệu phổ biển nhất trong những công trình xây dựng và làm vật liệu gia đình. Hiện nay, vật liệu sắt được ứng dụng để tạo nên các cánh cửa sổ an toàn cho ngôi nhà.
Ưu điểm:
- Có độ an toàn cao nhất nhờ tính chất cửa sắt cứng và chịu tác động lực lớn.
- Đa dạng về kích thước và các mẫu mã cửa sổ.
- Tiết kiệm chi phí.
Nhược điểm:
- Cửa sắt thường sẽ phát ra âm thanh ồn ào khi đóng hoặc mở cửa.
- Cửa sổ sắt thường sẽ bị ăn mòn, oxy hóa do tác động từ thời tiết và môi trường nếu sử dụng trong thời gian dài và không bảo trì.
Cửa sổ gỗ
Gỗ là một chất liệu có từ xa xưa và cũng là loại chất liệu đầu tiên được ứng dụng trong thiết kế nội thất nói chung và các cánh cửa nói riêng. Và hiện nay, cửa sổ gỗ cũng là loại cửa được rất nhiều người yêu thích và sử dụng nhất. Tuy nhiên, loại cửa này cũng có những ưu điểm và nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
- Cửa sổ gỗ có vân gỗ đẹp, mỗi loại gỗ thì sẽ có vân khác nhau và độc nhất.
- Gỗ có thể chạm khắc, thiết kế những hoa văn tinh xảo nhất và mang lại nét thẩm mỹ độc đáo.
- Gỗ thường sẽ có độ bền rất cao.
- Có thể chịu được một lực tác động rất lớn.
Nhược điểm:
- Ngày nay, gỗ rất khan hiếm nên giá thành rất cao.
- Khả năng cong vênh và co ngót cao nếu như gỗ không được xử lý đúng cách.
Cửa sổ nhôm kính
Cửa sổ nhôm kính là một trong những loại cửa về chất liệu nhôm được rất nhiều người tin dùng. Loại cửa này có những ưu điểm nổi trội, dễ dàng làm hài lòng nhu cầu của những vị khách khó tính. Sau đây là một số ưu điểm và khuyết điểm mà các bạn cần biết:
Ưu điểm:
- Bền, đẹp được thiết kế với đa dạng phong cách khác nhau tùy vào sở thích, cá tính của gia chủ.
- Cách âm tốt.
- Linh hoạt trong việc tháo lắp cửa sổ.
- Dễ dàng phối hợp cùng với những nguyên liệu khác.
Cửa sổ nhôm kính.
Nhược điểm:
- Cửa sổ nhôm sẽ không có khả năng cách nhiệt, nhiệt độ có thể dễ bị thoát ra ngoài do nhôm có khả năng dẫn nhiệt rất cao.
- Ít mẫu mã và các màu sắc để lựa chọn. Cửa sổ nhôm kính cũng sẽ có những màu sắc đơn sắc nên chỉ phù hợp với những căn phòng theo phonh cách hiện đại.
- Giá thành cửa sổ nhôm kính khá cao.
Đánh giá chung của các kiến trúc sư hiện nay: Cửa sổ chất liệu gỗ luôn là một sự lựa chọn hàng đầu của các gia đình hiện nay. Tuy có giá thành khá cao nhưng về độ bền và tính thẩm mỹ của cửa sổ làm bằng gỗ thì ít chất liệu nào có thể sánh bằng.
99+ mẫu cửa sổ đẹp được nhiều gia chủ ưa chuộng
Những mẫu cửa sổ chất liệu sắt đẹp cho không gian thêm cuốn hút
Cửa sổ là cửa có thể giúp các bạn lấy nắng, gió và che chắn gió bụi hay mưa khi cần thiết. Bởi vậy nó chịu tác động trực tiếp từ tự nhiên và cũng dễ bị hủy hoại nhất.
Mẫu cửa sổ hoa làm bằng sắt đẹp thông dụng dành cho hệ cửa theo kiểu khung vòm đa dạng.
Do đó để có được độ bền cao và giá trị thẩm mỹ thì những mẫu cửa sổ làm bằng sắt là sự lựa chọn phù hợp cho những nơi khí hậu khắc nghiệt. Bên cạnh độ bền thì các loại cửa bằng sắt rất dễ thi công và tạo hình khung sắt của cửa sổ thành các mẫu hoa sắt cửa sổ đẹp.
Người dùng có thể yêu cầu làm các mẫu sen hoa sắt cửa sổ đẹp hoặc đơn giản theo nhu cầu và có thể thay đổi kích thước, hay uốn nắn theo từng dạng cửa sổ.
Vì vậy, các loại cửa sổ sắt vẫn được khá nhiều gia chủ chuộng. Có thể làm cửa sổ hay khung bảo vệ cửa sổ an toàn, chống trộm tốt và còn đảm bảo tính thẩm mỹ, độ bền cao.
Có thể làm cửa sổ hay khung bảo vệ cửa sổ an toàn, chống trộm tốt và còn đảm bảo tính thẩm mỹ, độ bền cao.
Những mẫu cửa sổ bằng gỗ đẹp sang trọng
Những mẫu cửa sổ đẹp nhất không chỉ đẹp khi nhìn từ bên ngoài vào mà nó còn phải cuốn hút khi được nhìn từ bên trong ra.
Vì vậy, làm cửa sổ nhà cũng là một trong các thiết kế không gian nội thất đẹp cũng như không gian cần phải lưu ý để mọi thứ trở nên đẹp hơn.
Trong đó, các mẫu cửa sổ được làm bằng gỗ đẹp không chỉ giúp không gian có được sự trang trọng, lấy được ánh sáng và gió tốt mà còn đảm bảo được độ bền của cửa sổ.
Mẫu song cửa sổ đẹp mang đến tầm nhìn bắt mắt cho thiết kế nội thất căn phòng.
Có nhiều mẫu cửa sổ đẹp bằng gỗ hay là các cửa sổ gỗ kính đẹp nhằm kết hợp được những khung cửa gỗ đẹp lại để có thể lấy sáng tốt nhờ kính. Đồng thời, cũng dễ dàng vệ sinh cửa. Các bạn có thể tham khảo các mẫu cửa sổ gỗ đẹp nhất với đa dạng kiểu dáng và kích thước.
Những mẫu cửa sổ nhôm – kính cường lực bền đẹp
Yêu cầu của không gian sống là đón được nguồn ánh sáng và gió tự nhiên. Vì vậy, ngoài những mẫu cửa chính thì các bạn cũng nên chú trọng tới việc lựa chọn các mẫu cửa sổ phù hợp.
Hiện nay các thiết kế mẫu cửa sổ bằng kính, loại kính cường lực hay cửa sổ nhôm kính được khá nhiều người lựa chọn. Chúng sơ hữu những ưu điểm như:
- Đa dạng về mẫu mã để các bạn có nhiều sự lựa chọn phù hợp với không gian.
- Tạo nên không gian sống vô cùng thoáng đãng và có thể ngắm cảnh một cách dễ dàng mà không cần phải mở cửa tiếng ồn, hay bụi bần…
Độ bền cao và tạo nên vẻ đẹp sang trọng, phong cách hiện đại, năng động và nhiều thiết kế từ các mẫu cửa sổ đơn giản tới phức tạp.
Hiện nay các thiết kế mẫu cửa sổ bằng kính, loại kính cường lực hay cửa sổ nhôm kính được khá nhiều người lựa chọn.
Các mẫu cửa sổ phong cách hiện đại
Các mẫu cửa sổ đẹp theo phong cách hiện đại là xu hướng lựa chọn của rất nhiều người bởi vì nó không chỉ đẹp mà còn có giá trị sử dụng rất cao. Dưới đây là một số hình ảnh cửa sổ hiện đại đẹp và để lại ấn tượng trong lòng người dùng, có thể lựa chọn cho không gian của gia đình.
Các bạn có thể sử dụng các loại cửa sổ làm bằng nhựa với nhiều tính năng tốt từ độ bền, khả chống ồn và lấy sáng tốt nhờ kết hợp với kính. Mặt khác, cửa nhựa cùng với nhiều thiết kế độc đáo như mở đa chiều tiện lợi và linh hoạt theo nhu cầu, mong muốn của bạn từ trên, dưới, trái, phải, trượt…
Mẫu cửa sổ trượt tiện lợi và thông thoáng cho cả căn phòng.
Bên cạnh đó, các mẫu cửa nhôm, kính còn có nhiều tiện nghi bằng cách mở như: Mẫu cửa trượt, lùa và chớp lật nhôm kính. Thích hợp cho những không gian hiện tại hoặc ở những nơi không thể mở cửa sổ cánh hay sử dụng làm cửa sổ lấy thoáng và ít khi đóng.
Mẫu cửa trượt và cửa lùa tiện cho không gian lấy thoáng, không lo ảnh hưởng tới diện tích xung quanh. Mặt khác loại cửa này cũng được nhiều người lựa chon vì độ bền và tính thẩm mỹ cao.
Mẫu cửa sổ phong cách hiện đại dành cho không gian phòng khách được yêu thích.
Mẫu cửa sổ đẹp dành cho phòng khách này tạo nên sự sang trọng và đẳng cấp. Từ không gian của phòng khách có thể lấy sáng, gió và ngắm nhìn ra cảnh quan bên ngoài. Đây là điều mà nhiều người ưa thích. Mẫu cửa sổ đẹp dành cho phòng khách tuy đơn giản nhưng cũng khá là hài hòa và tạo tầm nhìn tốt, tính thẩm mỹ cao.
Mẫu cửa sổ đẹp dành cho không gian phòng ngủ sang trọng.
Phòng ngủ là không gian nghỉ ngơi cần sự yên tĩnh, thư giãn và trong lành của không khí. Vì vậy, những mẫu cửa sổ cửa sổ đẹp là thiết kế nội thất không thể thiếu của phòng ngủ. Chúng có tác dụng giúp lưu không không khí tốt và lấy đủ nguồn ánh sáng tạo sự thoải mái cho căn phòng.
Mẫu cửa sổ đẹp cho phòng ngủ thêm lung linh.
Lựa chọn những mẫu cửa sổ phòng ngủ đẹp không chỉ hợp vớ phong thủy mà phải đẹp, phù hợp với nhu cầu sẽ giúp không gian luôn mới mẻ, căng tràn sức sóng và sức khỏe của chủ nhân căn phòng cũng tốt hơn.
Tiếp theo là các mẫu thiết kế cửa sổ cho phòng bếp vừa có chức năng trang trí, vừa có thể tạo nên không gian thoáng, sáng cho bếp và tiết kiệm năng lượng hiệu quả.
Mẫu cửa sổ đẹp dành cho không gian phòng bếp ngăn nắp.
View cửa sổ đẹp và thoáng dành cho cầu thang.
Các mẫu khung cửa sổ và khung bảo vệ cửa sổ được nhiều gia chủ săn đón
Mẫu khung cửa sổ đẹp mang đến giá trị thẩm mỹ và độ an toàn cao.
Các mẫu khung bảo vệ cửa sổ đẹp vừa có gia tăng giá trị thẩm mỹ vừa có thể bảo vệ sự hư hại và tránh tác động bên ngoài gây ảnh hưởng tới độ bền của cửa sổ.
Đồng thời, với các loại cửa sổ thì khung bảo vệ cửa sổ còn có khả năng chống trộm xâm nhập vào nhà theo đường cửa sổ và đặc biệt là cửa sổ khung kính.
Mẫu khung cửa sổ đảm bảo yếu tố thẩm mỹ cho căn phòng.
Do đó việc lắp đặt những mẫu song cửa sổ đẹp, cửa sổ chống trộm sẽ mang đến sự an toàn và cũng đảm bảo tính thẩm mỹ. Các bạn có thể tham khảo một số mẫu cửa sổ với nhiều mẫu khung hoa sen cửa sổ đẹp hay mẫu song đẹp khác.
Mẫu song sắt cửa sổ bắt mắt
Cửa sổ song sắt với tính năng bảo vệ bền bỉ.
Các mẫu cửa sổ sắt kiểu hộp đẹp, mẫu khung sắt nhằm bảo vệ cửa sổ, mẫu song cửa sổ sắt đơn giản và đẹp sẽ giúp tạo sự hoàn mỹ, an toàn nhất.
Mẫu song cửa sổ làm bằng gỗ đẹp
Gỗ là một vật liệu tự nhiên, an toàn, bền, đẹp và hoàn toàn có được sử dụng để chế tác thành những mẫu khung bảo vệ cửa sổ làm bằng gỗ đẹp và ấn tượng. Có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của các gia chủ.
Dưới đây là một số mẫu chấn song cửa sổ làm bằng gỗ đẹp để bạn có thể tham khảo và lựa chọn cho không gian nhà ở của mình.
Mẫu song cửa sổ bằng gỗ đẹp hiện đại với sơn trắng cùng với màu tường.
Ngoài các mẫu khung bảo vệ cửa sổ với kích thước cửa sổ đảm bảo tiêu chuẩn, các bạn cũng có thể thiết kế các mẫu cửa sổ ấn tượng nhờ vào việc lựa chọn màu sơn cửa sổ. Đồng thời tạo các ô thoáng cửa sổ, đắp, tạp thêm các mi cửa sổ đẹp và phào cửa sổ đẹp.
Cửa sổ là nơi giúp chúng ta có thể nhìn ra ngoài với một thế giới riêng của mình, là nơi để thư giãn, ngắm nhìn và cũng giúp mang đến nguồn ánh sáng, không khí lưu thông. Góp phần tạo nên không gian thoải mái và đảm bảo tính thẩm mỹ hơn.
Trên đây là những thông tin về cửa sổ và kích thước cửa sổ phù hợp với không gian nhà ở. Hy vọng bài viết trên đã mang đến cho các bạn những kiến thức bổ ích. Để được tư vấn và lên phương án thiết kế cửa sổ, hãy liên hệ với Kiến tạo Việt qua hotline 0903221369 hoặc 0981221369.
Bài cùng chuyên mục :