Móng Đơn Là Gì? Phân Loại Và Công Dụng Các Loại Móng

Cập nhật lần cuối vào 15/07/2024 bởi KTS. Nguyễn Quốc Tuấn

Móng đơn là gì?

Móng đơn có thể bạn đã từng nghe qua vậy móng đơn là gì? Có công dụng ra sao và để thi công nó thì như thế nào?… Đối với các công trình xây dựng, việc cân nhắc lựa chọn loại móng phù hợp là vô cùng quan trọng. Vậy công trình mà bạn dự định xây có nên sử dụng loại móng đơn này không tất cả sẽ được Kiến Tạo Việt tìm hiểu chính xác chi tiết nhất ngay sau đây nhé!

Móng đơn là gì?
Móng đơn là gì?

Ở thời điểm hiện nay, có rất nhiều loại móng với những đặc điểm cũng như với từng mục đích xây dựng khác nhau cấu tạo dành riêng cho từng loại kết cấu đất nền và công trình khác nhau. Chắc hẳn, không ít người ở đây đã biết đến móng đơn. Móng đơn là loại móng chịu một cột lớn hoặc một chùm các cột đứng gần nhau với tác dụng chịu lực.

Móng đơn thường được sử dụng để gia cố hay xây dựng các công trình có tải trọng tương đối nhẹ như: nhà kho, nhà từ 1 tầng lên đến 5 tầng, nhà ở dân cư,v.v…. Móng này sẽ gồm 3 loại đó là: móng mềm, móng cứng hay móng kết hợp và móng nằm riêng lẻ. Tùy vào công trình cũng như địa chất của từng khu vực mà chúng ta có thể lựa chọn hình dáng của móng bao gồm những hình: Hình vuông, Hình Tròn, Hình chữ nhật.

Cấu tạo móng đơn

Cấu tạo móng đơn
Cấu tạo móng đơn

Về cấu tạo móng đơn khá là đơn giản, bao gồm 4 bộ phận cơ bản như sau:

Bê tông lót móng: Lớp bê tông này thường được làm bằng đá hoặc gạch vỡ trộn cùng xi măng, có vai trò làm sạch và làm phẳng phần hố móng, giảm mất nước cho xi măng có độ dày từ 100mm để lên và được làm từ bê tông đá 4×6 hoặc bê tông gạch vữa và xi măng mác 50 : 10. Lớp bê tông lót móng có tác dụng phân bổ đều tải trọng của công trình xuống nền đất.

Phần móng (bản móng): bản móng có phần đáy hình chữ nhật, được vát với độ dốc vừa phải. Trong quá trình thiết kế móng, người làm thường cần cân đối bản móng sao cho phù nhất với đối với tổng thể công trình.

Cổ móng: Phần cổ móng có kích thước bằng với cột móng trệt nhưng có thêm một lớp bê tông bên ngoài để bảo vệ phần cốt thép bên trong cổ móng. Có kích thước lớn hơn phần cốt ở trên mỗi chiều khoảng 25mm. Phần này có tách dụng truyền lực, tải trọng từ cột xuống đáy móng.

Giằng móng: Giằng móng chịu tải trọng thẳng đứng có tác dụng đỡ tường ngăn phía trên. Đồng thời còn giúp làm giảm đi độ lún lệch độ chêch giữa các móng trong công trình. Giằng móng kết hợp với dầm móng sẽ làm giảm độ lệnh tâm móng nhưng phải tính toán nó như một dầm trong kết cấu hình thành lên không công trình.

Chú ý :
– Độ chôn sâu móng (h) so với mặt đất tự nhiên luôn đảm bảo lớn hơn 1m.
– Với nền đất yếu thì không sử dụng kết cấu móng đơn. Nếu vẫn muốn sử dụng móng đơn thì cần tính toán kĩ về kết cấu và nền đất cần gia cố thêm bằng việc ép cóc (gỗ, tre,v.v…).

Phân loại móng đơn

Người ta phân loại móng đơn theo nhiều cách khác nhau. Tùy theo tính chất, cấu tạo, đặc điểm, móng đơn được chia thành 3 loại : Độ cứng móng, Tải trọng của móng, phương thức chế tạo móng và theo chất liệu.

Phân loại móng đơn theo độ cứng của móng
Phân loại móng đơn theo độ cứng của móng

Phân loại theo độ cứng móng (tải trọng móng):

  • Móng đơn mềm: Móng đơn mềm có thể biến dạng theo đất nền, khả năng biến dạng lớn và chịu uốn nhiều.
  • Móng cốc cứng: đây là loại móng có độ cứng rất lớn và có khả năng biến dạng rất bé, gần như bằng 0. Móng đơn cứng thường được làm từ gạch, đá hoặc để khuôn bê tông.
  • Móng cứng hữu hạn (cứng vừa): Móng bê tông cốt thép có tỷ lệ cạnh dài/ cạnh ngắn ít nhất là 8. Móng cứng này có khả năng chịu sụt lún trong thời gian nhất định. Móng đơn cứng vừa thường được sử dụng cho các công trình có trọng tải vừa và nền đất trung bình.
  • Móng đơn cứng: Là loại móng đơn có độ cứng rất lớn và hầu như không bị biến dạng khi chịu tải trọng. Móng đơn cứng thường được sử dụng cho các công trình có trải trọng lớn và nền đất yếu.

>>>Xem thêm: Móng băng là gì? Móng băng 1 phương, Móng băng 2 phương

Phân loại theo phương thức chế tạo móng đơn:

Móng lắp ghép: Móng lắp ghép do nhiều khối lắp ghép chế tạo sẵn rồi ghép lại với nhau khi thi công móng cho công trình.

Móng toàn khối: Là loại móng được làm bằng các loại vật liệu khác nhau được chế tạo ngay tại vị trí thi công( đổ móng trực tiếp tại chỗ).

Thi công móng đơn tại công trường
Thi công móng đơn tại công trường

Phân loại theo chất liệu:

Móng đơn thép: Là loại móng được tạo nên từ thép, cốt thép móng cốc có thể gia công tại hiện trường hoặc trong các nhà máy. Khi thi công cần phải làm sạch tất cả các bề mặt công trường, lắp ráp theo đúng bản vẽ thiết kế. Các cây thép đảm bảo không dúng bùn đất, mỡ đầu hay gỉ sét trong quá trình thi công

Móng đơn thép khi đang thi công
Móng đơn thép khi đang thi công

Móng cừ tràm: Móng cừ tàm là loại móng dùng cừ tràm để làm cọc chịu lực nên cần xử lý nền móng trước khi bắt đầu thi công. Dùng cừ tràm để gia cố là biện pháp được ứng dụng nhiều trong xây dựng bởi độ tiện lợi cũng như giá thành rẻ.

Móng cốc là đơn vị chịu tải lực trung gian, truyền trọng lực từ công trình xuống lớp đất nền và lớp đất nền được gia cố bằng các cọc tràm. Các công trình sử dụng móng cừ tràm chất lượng rất cao và được đánh giá cao trong có trình thi công cũng như thời gian hoàn thành chúng.

Thi công móng cừ tràm
Thi công móng cừ tràm

>>> Xem thêm: Móng bè là gì? Các loại móng bè và công dụng của chúng

Ưu nhược điểm của móng đơn

Ưu điểm của móng đơn:

Móng đơn thi công đơn giản, dễ thi công nên tiết kiệm được nhiều chi phí và thời gian cho chủ đầu tư.
Thích hợp cho đa dạng các loại công trình có khẩu độ trung bình và nhỏ, đặc biệt là những công trình nhà dân dụng.

Kỹ thuật thi công phù hợp tốt với các loại nền đất: Móng đơn có thể được sử dụng cho nhiều loại nền đất khác nhau, bao gồm nhiều nền đất tốt, nền đất trung bình và nền đất yếu. Và móng đơn rất phù hợp với các nền đất cứng phổ biến ở nước ta.

Nhược điểm của móng đơn:

Khả năng chịu lực kém: móng đơn không chịu được lực cắt quá lớn. Khả năng chịu lực kém hơn so với các loại móng khác như móng băng, móng cọc. Do đó, móng đơn chỉ phù hợp với các công trình có tải trọng vừa phải và nhẹ.

Không ổn điịnh khi nền đất yếu: Móng đơn có thể bị lún, nứt nếu nền đất yếu. Do đó, cần lưu ý kiểm tra nền đấy thật kỹ càng và cần đo đạc địa chất một cách cẩn thận để đưa ra phương án tốt nhất cho công trình đảm bảo công trình có một móng phù hợp nhất.

Quy trình, biện pháp xây dựng móng đơn đúng tiêu chuẩn

Trong xây, các loại móng nhà thường được sử dụng linh hoạt để phù hợp với thực tế địa chất vủa từng công trình. Bên cạnh đó quy trình để cho ra một phần móng đơn hoàn thiện đúng tiêu chuẩn cần phải trải qua 4 bước, tương ứng với 4 bộ phận cấu tạo nên móng.

Chuẩn bị thi công

Trước khi tiến hành biện pháp thi công móng đơn, mọi thứ cần chuẩn bị một cách kỹ lưỡng và chính xác để hạn chế những sai sót có thể xảy ra trong quá trình thi công. Từ đó, công trình mới được đảm bảo chất lượng một cách tốt nhất.

Bước 1: Đóng cọc vào hố móng

Trước khi thi công, cần nắm chắc vị trí đóng cọc, kích thước và khoảng cách giữa các cọc để đảm bảo chính xác cho công trình. Đối với các nền đất yếu, cần có một biện pháp thi công tốt để đảm bảo yếu tố về độ lún mềm của đất, có thể gia cố nền đất bằng những cọc tre, cọc gỗ khi làm móng.

Đóng cọc vào hố móng
Đóng cọc vào hố móng

Bước 2: Đổ bê tông lót

Đơn vị thi công cần làm phẳng một hố móng để quá trình thi công tiếp theo diễn ra dễ dàng và thuận tiện hơn. Làm phẳng hố móng được thực hiện bằng cách san trải đều mặt hố hoặc cách khác để sử dụng đá có kích cỡ tương đồng nhau tạo cho bề mặt hố luôn bằng phẳng. Lớp bê tông này có độ dày khoảng 100mn, giúp hạn chết mất nước cho phần vữa và lớp bê tông. Ngoài ra, lớp bê tông lót cũng có vai trò cố định móng.

Đổ bê tông vào hố móng
Đổ bê tông vào hố móng

Bước 3: Chuẩn bị cốt thép

Cốt thép sau khi được cắt và uốn để phù hợp với kích thước đặt vào móng. Ở các đầu chờ, nên bọc thêm những túi nilon để bảo vệ tránh bùn đất và rỉ sét làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Đặt cốt thép vào móng
Đặt cốt thép vào móng

Bước 4: Đổ bê tông cho móng

Người thợ thi công sẽ tiến hành trộn các loại cát, xi măng cùng với nước theo tỉ lệ tiêu  chuẩn. Sau đó, phần hỗn hợp này sẽ được đổ vào các cọc móng theo nguyên tắc( xa trước, gần sau) để đảm bảo tính vững chãi. Khi đổ bê tông cần lưu ý luôn đảm bảo bề mặt móng luôn được khô ráo, thoáng mát và tuyệt đối không được có nước đọng để tránh ảnh hưởng tới chất lượng của móng.

Đổ bê tông vào hố móng
Đổ bê tông vào hố móng

Nhưng điều lưu ý khi hoàn thành móng đơn:

Tháo dỡ cốt pha móng, khoảng 1 – 2 ngày và cũng tùy vào điều kiện thời tiết mà số ngày bạn có thể tháo dỡ cốt pha nhanh hay chậm. Bảo dưỡng bê tông móng đơn sau khi đổ khi đổ xong bê tông, đợi đến khi bê tông khô lại bạn cần đảm bảo độ ẩm cho móng bằng cách tưới nước đều đặn 2 – 3 lần trong một ngày.

Móng đơn khi đang đợi bê tông khô
Móng đơn khi đang đợi bê tông khô

Chi phí thi công móng đơn mới nhất:

Chi phí chung khi làm móng đơn phụ thuộc vào nhiều yếu tối khác nhau, từ nguyện vật liệu thi công, chất lượng nền đất và diện tích thi công.

Cách xác định vật liệu, công nhân máy thi công cần dùng để tính toán chi phí làm móng đơn:

  • Vật liệu làm móng đơn: Bê tông, cốt pha, thép và một số vật liệu khác để thi công móng đơn Máy thi công:
  • Máy móc, thiết bị hỗ trợ thi công: Máy đào để thi công đào đất, máy trộn bê tông (nếu đổ bê tông thủ công)
  • Nhân công: Nhân công đào đất, nhân công thi công cốt thép, thi công cốp pha, nhân công để bê tông và 1 số công việc hỗ trợ khác.

Xác định khối lượng để tính toán chi phí làm móng đơn:

Để xác định chi phí làm móng nhà thì phải biết được khối lượng. dựa trên số lượng móng đơn trong nhà là bao nhiêu và kích thước móng nhà ra làm sao

Ví dụ: xây nhà có 10 móng đơn, kích thước 1.5×1.5×0.4 thì diện tích toàn bộ đơn nhà là 22.5 m2

  • Dựa vào bản vẽ thi công tính toán chi tiết khối lượng: thép, bê tông, ván khuôn cần dùng để thi công móng đơn.
  • Căn cứ vào định mức hoặc số giờ mà máy thực tế thi công được để tính toán khối lượng một cách đúng nhất.

Hiện nay, theo như các nguồn tham khảo, chi phí để làm móng đơn cho một căn nhà cấp 4 căn bản là 1.200.000 đồng/m2. Nền đất càng yếu không đủ cứng thì chi phí là móng càng cao hơn so với những công trình có nền đất tốt vì để đảm bảo độ chắc chắn của công trình.

Lưu ý khi thi công móng đơn cho gia chủ:

Trước khi thi công, chủ nhà cần xem xét địa chất, tính toán thiết kế lựa chọn lại móng phù hợp: Cần thuê đơn vị uy tín tư vấn giám sát có nhiều năm kinh nghiệm để chọn thi công móng đơn tiết kiệm chi phí nhất.

Xem xét địa chất khi tiến hành làm móng nhà địa chất thật kỹ để xác điịnh rõ loại đất nền, độ sâu vủa phần mạch nước ngầm. Có như vậy thì mới xác định loại móng phù hợp được.

Vật liệu của móng đơn cũng rất quan trọng, cần lựa chọn loại vậy liệu có khả năng chịu lực tốt, trộn vật liệu đúng tỉ lệ.

Trong quá trình thi công cần đảm bảo đúng kỹ thuật, tránh xảy ra sai sót làm ảnh hưởng đến chịu tải trọng của móng. Trong quá trình xây dựng cần thực hiện tiêu chuẩn kỹ thuật để tránh việc nhà bị sụt lún sau 1 thời gian sử dụng.

Lời Kết

Trên đây là một số thông tin về móng đơn cũng như cách tính chi phí làm móng đơn chính xác nhất. Hy vọng đây là những thông tin hữu ích dành cho bạn đang băn khoăng lo lắng về việc lựa chọn móng nhà cũng như chi phí xây dựng ngôi nhà trong tương lai của gia đình bạn.

Bài viết này giúp gia chủ chuẩn bị xây nhà có một cách nhìn tổng thể nhất về móng đơn. Bạn có thắc mắc hay băn khoăn gì về vấn đề trên các bạn có thể liên hệ với Kiến Tạo Việt chúng tôi để có thể trao đổi trực tiếp cũng như tư vấn thiết kế nhà một cách hoản chỉnh nhất. 

CÔNG TY CỔ PHẦN XD&TM KIẾN TẠO VIỆT

Căn 11 Khu nhà ở thương mại Hoàng Gia SME

Tô Hiệu, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

☎ : 0903-22-1369   •   ☎ : 0981-22-1369

4.8/5 - (137 bình chọn)
Tác giả
  • KTS. Nguyễn Quốc Tuấn

    KTS. Nguyễn Quốc Tuấn đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc nhà ở dân dụng. Với triết lý "Hiện thực hóa giấc mơ của khách hàng", Kiến Tạo Việt cam kết đáp ứng cả về công năng và thẩm mỹ cho các dự án. Sự tận tâm, đam mê và uy tín là những điểm mạnh mà Kiến Tạo Việt mang đến cho khách hàng.