Bên cạnh việc xem phong thủy giường ngủ thông thường thì hướng giường ngủ đóng vai trò quan trọng. Mỗi tuổi sẽ có những hướng phù hợp riêng sẽ giúp cho gia chủ có giấc ngủ sâu, gặp...
Read More »- Trang chủ
- Phong thủy nhà ở
Hướng nhà hợp phong thủy tuổi Canh Tuất 1970 cho nam mạng và nữ mạng
32
Xây nhà là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người. Ngôi nhà không chỉ đơn thuần là nơi trú ngụ mà còn là nơi để vun vén cho hạnh phúc gia đình,...
Read More »Tuổi Quý Mão Hợp Hướng Nào Theo Chuẩn Phong Thủy Xây Nhà
806
Trong phong thủy, hướng làm nhà là yếu tố quan trọng, quyết định đến vận mệnh của gia chủ. Đây là yếu tố góp phần mang lại cuộc sống bình yên, thu hút tài lộc và may mắn...
Read More »Tuổi Tân Sửu Hợp Hướng Nào? Hướng Nhà Theo Phong Thủy Tuổi 1961
781
Trước khi xây nhà, mua nhà thì theo kinh nghiệm “khôn bỏ túi” của cha ông ta có câu “Nhất vị – nhị hướng”. Tức là khi xây nhà, mua nhà điều quan trọng nhất là chọn vị...
Read More »Tuổi Canh Tý 1960 Hợp Hướng Nào Làm Nhà Theo Phong Thủy
968
Phong thủy nhà ở là một vấn đề vô cùng quan trọng bởi vì nó có thể làm ảnh hưởng đến tài vận của cả gia đình. Phong thủy khi xây dựng nhà ở có thể dựa trên nền...
Read More »Tuổi Giáp Thìn Hợp Hướng Nào? Xem Hướng Nhà Cho Tuổi 1964
881
Phong thủy bát trạch là một trường phái giúp chúng ta có thể xác định các phương hướng tốt xấu, dựa theo năm sinh âm lịch và giới tính của người đó. Vậy tuổi Giáp Thìn hợp hướng...
Read More »Tuổi Tân Hợi Hợp Hướng Nào? Chọn Hướng Nhà Cho Nam Nữ 1971
769
Trong phong thủy, hướng nhà có ảnh hưởng rất lớn tới vận mệnh của một gia đình. Hướng nhà tốt thì sẽ giúp gia đình gặp được nhiều điều may mắn. Vậy tuổi Tân Hợi hợp hướng nào?...
Read More »Tuổi Ất Mùi Hợp Hướng Nào? Xem Hướng Nhà Chuẩn Phong Thủy
1098
Xem tuổi Ất Mùi hợp hướng nào là một phần quan trọng trong thuật phong thuỷ. Một ngôi nhà có hướng tốt thì sẽ mang tới may mắn, thịnh vượng và sự sung túc cho gia chủ tới...
Read More »Tuổi Kỷ Hợi Hợp Hướng Nào? Xem Hướng Nhà Cho Nam Nữ 1959
728
Khi xây nhà, mua nhà, nhiều người băn khoăn không biết người sinh năm 1959 hợp hướng nào? Hướng nhà là yếu tố ảnh hưởng vô cùng lớn đến tài lộc và sự nghiệp cũng như vận may...
Read More »Tuổi Đinh Dậu 1957 Hợp Hướng Nào Khi Xây Nhà Chuẩn Phong Thủy
3324
Bạn đang tìm kiếm thông tin về tuổi Đinh Dậu 1957 hợp hướng nào? Bạn sinh năm 1957 và đang phân vân chưa biết mình nên chọn hướng nhà nào cho phù hợp? Cùng với đó là hàng...
Read More »Nguyên tắc thiết kế sân vườn phong thủy cho mẫu biệt thự nhà vườn
3239
Đối với những người phương Đông yếu tố phong thủy luôn được đặt lên hàng đầu. Phong thủy không chỉ đơn thuần là sắp xếp nội thất bên trong mà cảnh quan ngoại thất bên ngoài sân vườn...
Read More »Cách Bố Trí Cổng Nhà Chuẩn Phong Thủy Rước Tài Lộc,Bình An
1203
Theo phong thủy, cổng nhà là thiết kế đóng vai trò hết sức quan trọng vì đây là nơi gặp nhau của hai luồng khí nội và ngoại. Do đó, cách bố trí cổng nhà theo phong thủy...
Read More »KIẾN THỨC PHONG THỦY TRONG THIẾT KẾ NHÀ Ở
Ngày nay việc thiết kế nhà theo phong thủy của người Việt Nam được gia chủ quan tâm rất nhiều, phong thủy trong thiết kế nhà ở có ảnh hưởng rất lớn đến vận mệnh nhằm hạn chế tối đa rủi ro vận hạn cũng như mang lại nhiều tài lộc, sự nghiệp cho gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình. Vì thế, trước khi thực hiện thi công nhà ở, chủ nhà nên tham khảo các nguyên tắc thiết kế đáp ứng chuẩn phong thủy và tránh những điều kiêng kỵ.
1. Một số nguyên tắc phong thủy khi thiết kế nhà ở.
Một căn nhà đẹp về hình thức lẫn các yếu tố phong thủy cần đảm bảo “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hết về các nguyên tắc phong thủy kiến trúc nhà ở. Vì vậy, hãy cùng Kiến Tạo Việt chúng tôi tham khảo ngay dưới đây.
1.1 Hình dáng ngôi nhà:
Phong thủy cho rằng, mỗi góc trong ngôi nhà liên quan đến một phương hướng – một khía cạnh trong cuộc sống của gia chủ. Vì vậy, những ngôi nhà có hình dạng vuông vắn hoặc chữ nhật được coi là lý tưởng nhất. Nguyên nhân là do các hình dạng này sẽ tạo điều kiện cho năng lượng trong nhà lưu thông một cách cân bằng.
Theo phong thủy dân gian nhà ở, những ngôi nhà thiếu góc sẽ mất cân bằng vận khí, ảnh hưởng không tốt đến sự nghiệp, tài lộc, gia đạo của gia đình nên đây là hình thái không được tốt. Tuy vậy tùy vào từng hình dáng khu đất mà đưa ra những biện pháp thiết kế phù hợp, cũng như bổ sung năng lượng cho góc khuyết.
Gia chủ cần chú ý một số hình dáng ngôi nhà cần tránh như: Kiểu nhà cái quạt: theo quan điểm phong thủy, kiểu nhà hình cái quạt tạo ra luồng năng lượng xoay vòng quá mạnh, đồng thời với việc chủ nhà sẽ phải đối mặt với nhiều sự kiện không đáng có mất sự ổn định và thất bạt trong nhiều khía cạnh của đời sống. Những ngôi nhà kiểu dáng hình cái quạt cũng được cho là nguyên nhân kiến cho chủ nhà, gặp khó khăn, như sự bất ổn, và thiếu may mắn trong cuộc sống.
- Kiểu nhà chữ bát: Xây nhà theo kiểu chữ bát với đặc trưng là phần giữa thấp và hai bên cao. Theo quan niệm dân gian, hình dạng nhà này không mang đến nhưng điều may mắn mà chỉ mang cho gia chủ những điều xiu xẻo. Chữ bát hay còn có ý nghĩa là nghèo đói, bệnh tật, còi cọc. Gia đình sống trong nhà chữ bát thường đối mặt với nhiều điều khó khăn trong nhiều khía cạnh cuộc sống.
- Kiểu nhà quang giang nhỏ cột to, cột bé: Kiểu nhà này thường xuất hiện ở các tỉnh miền Trung Việt Nam. Kiều nhà này thường có những đặc điểm đáng chú ý, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro không lường trước được. Cấu trúc của kiểu nhà này không chỉ gây mất nghệ thuật mà còn không tạo nên sự cân bằng và chắc chắn. Theo quan điểm phong thủy, loại nhà này thể tạo ra không gian tiêu cực, ảnh hưởng đến tâm linh và hòa khí trong ngôi nhà.
- Kiểu nhà bị góc tường hàng xóm hướng vào:
Góc tường của ngôi nhà hướng vào từ hàng xóm thường được xem là có năng lượng tiêu cực theo quan điểm phong thủy. Điều này thường dẫn đến nhiều vấn đề và khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Các gia đình sống trong những ngôi nhà như vậy thường phải đối diện với nhiều rắc rối, vận đen và thường xuyên bị quấy rầy bởi người khác. Không chỉ tác động đến tâm trạng và sức khỏe của các thành viên trong gia đình, mà còn cản trở sự phát triển cá nhân và thành công trong công việc.
1.2 Chú ý hướng nhà
Theo quan niệm Á Đông, xem hướng nhà theo tuổi, hợp phong thủy sẽ mang đến luồng sinh khí tốt, hấp thụ tinh hoa đất trời. Đồng nghĩa , với việc mang đến cho gia chủ nhiều điều may mắn, tài lộc và sức khỏe. Ngược lại, nếu xây nhà theo hướng khắc tuổi, khắc bản mệnh thì sẽ mang đến nhiều điều xấu, như mâu thuẫn gia đình, làm ăn đổ bể, ốm vặt trong nhà. Vì vậy, việc xem phong thủy hướng nhà rất quan trọng.
Một trong những phương pháp xem hướng nhà theo tuổi phổ biến và đơn giản nhất hiện nay là phong thủy Bát Trạch. Theo đó, tuổi mệnh của mỗi người chia làm hai nhóm chính là Đông tứ mệnh và Tây tứ mệnh. Mỗi nhóm gồm 4 cung mệnh khác nhau, cụ thể:
- Đông tứ mệnh: Khảm – Chấn – Ly – Tốn
- Tây tứ mệnh: Càn – Không – Đoài – Cấn
Ngoài ra, phong thủy cũng quy định nhóm Đông tứ mệnh và Tây tứ mjeenh sẽ phù hợp với một số hướng nhà khác nhau:
- Chủ nhà thuộc nhóm đông Tứ mệnh hợp xây nhà theo 4 hướng: Đông, Nam, Đông Nam và Bắc.
Chủ nhà thuộc nhóm Tây tứ trạnh hợp xây nhà theo 4 hướng: Tây, Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc.
1.3 Thiết kế công năng nhà theo phong thủy
Theo kiến trúc sư để xây nhà thì một bản vẽ thiết kế nhà theo phong thủy cần phải thể hiện những chi tiết quan trọng như hướng nhà, vị trí đặt nhà, cửa chính, khu bếp, bàn thờ, phòng ngủ, khu vệ sinh,… Bởi vì những yếu tố này phần nào sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của bạn say này. Các kiến túc sư cần phải tính toán kỹ lưỡng các yếu tố trong bản vẽ để làm sao một bản vẽ hoàn chỉnh ở mức độ phù hợp với những yêu cầu về nguyên ký kỹ thuật kiến trúc, thẩm mỹ và an toàn trong thi công xây dựng. Ngoài ra nhà ở hợp phong thủy còn phải phù hợp với sử thích và mệnh.
Thông thường kiến trúc sư sẽ đưa ra những phân tích phong thủy như sau:
- Phân tích tổng thể khu đất và căn nhà.
- Phân tích yếu tố mặt đứng, mặt bằng hướng nhà
- Tư vấn bố trí ngoại – nội thất
- Tư vấn kích thước theo kích thước lỗ ban để cửa hợp tuổi và mệnh
Lập bản thiết kế cho mặt bằng công năng ở mặt nhà, tổng thể và cách bố cục nội thất theo từng tầng của ngôi nhà.
1.4 Thiết kế cổng nhà theo phong thủy
Cổng vào là yếu tố kiến trúc đầu tiên thu hút sự chú ý khi tiếp cận một công trình. Nó không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn đóng vai trò trong việc thu hút năng lượng tích cực và ngăn chặn những ảnh hưởng xấu từ môi trường bên ngoài.
- Kích thước cổng cân đối: Kích thước của cổng chính phải tương xứng với quy mô và phong cách của ngôi nhà. Theo nguyên tắc phong thủy, việc thiết kế cổng cao hơn phần nhà chính là điều tối kỵ. Điều này được coi là dấu hiệu cửa sự kiêu ngạo, dẫn đến việc kinh doanh có thể gặp thất bại.
- Cổng nhà không nên đối diện với bếp: Quan niệm dân gian cho rằng beeso là trái tim của ngôi nhà, có liên quan mật thiết đến hạnh phúc và sự thuận hòa trong gia đình. Chính vì vậy, nếu bạn để cửa bếp đối diện với cổng nhà tài khí, vận lộc sẽ lọt hết ra ngoài.
- Không thiết kế cổng nhà đối diện phòng ngủ: Phòng ngủ là không gian nghỉ ngơi cho cả gia đình sau một ngày dàu làm việc và học tập. Không gian nầy cần kín đáo, yên tĩnh, thoải mái và chứa vận khí điều hòa. Không nên xây cổng nhà đối diện phòng ngủ bởi sẽ gây ra nhiều tiếng ồn, trường khí không tốt xộc thẳng vào nhà làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khier của chỉ nhân.
Cổng nhà không nên đối diện với thang máy: Theo quan niệm người Châu Á, nếu xây dựng cổng chính đối diện với thang máy thì mọi việc trong gia đình sẽ bị người ngoài nhìn thấy. Nếu bạn ở chung cư thì cần lưu ý điều này để tránh những điều kiêng kỵ khi làm cổng nhà. Nếu không chủ nhân sẽ có cảm giác soi mói đời tư, thị phi không tốt từ bên ngoài.
1.5 Phong thủy mái nhà
Nhìn về khía cạnh phong thủy, mái nhà là điểm cao nhất của ngôi nhà. Đây là nơi đón những tia sáng đầu tiên, là điểm kết nối giữa trời và đất. Tại đây cũng là nơi năng lượng và các luồng khí tương tác với nhau. Còn xét về mặt khoa học, mái nhà giúp điều hòa không khí bên ngoài, che đậy và bảo vệ cho cả ngôi nhà.
Nếu hệ thống phong thủy của mái nhà được thiết kế hợp lý, nó sẽ tạo ra một luồng khí trong lành, thông thoáng và cung cấp năng lượng tích cực. Ngược lại, một mái nhà được xây dựng không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng tụ khí xấu hoặc làm mất đi khí tốt. Các thành viên trong gia đình chủ nhà có thể gặp phải những vấn đề về sức khỏe, cũng như bị ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp và vận may.
Khi xây dựng mái nhà, chủ nhà cần chú ý đến các yếu tố như hình dáng, màu sắc, vật liệu để phù hợp với tuổi, mệnh của mình. Cụ thể, một sốt nguyên tắc cần lưu ý là:
- Về hình dáng: Mái nhà nên có hình dáng cân đối, tránh các hình dạng méo mó, khuyết thiếu. Hình dáng vuông vức tượng trưng cho sự vững chắc, cân bằng, mang may mắn cho gia chủ.
- Về màu sắc: Khi lựa chọn màu sắc mái nhà theo phong thủy, chủ nhà nên tuân theo quy luật tương sinh, tương khắc. Nên lựa chọn những màu sắc ngói thuộc bản mệnh hoặc tương hợp với mệnh của chủ nhà để mang lại nguồn năng lượng tích cực và nhiều điều tốt, điều may mắn.
Về vật liệu mái nhà: Tương tự như màu sắc, chủ nhà cũng nên lựa chọn vật liệu lợp mái bằng gỗ. Tuy nhiên, chủ nhà cũng nên cân nhắc đến tính bền vững và giá thành của vật liệu.
1.6 Thiết kế hệ thống cửa
- Trong phong thủy, hệ thống cửa được xem như những nơi lưu thông khí, là nơi thu hút tài lộc và vận may vào ngôi nhà. Việc thiết kế cửa nhà hợp phong thủy sẽ mang lại nhiều điều tích cực cho gia chủ, góp phần tạo nên sự thịnh vượng và bình an cho gia đình.
Để đảm bảo cửa nhà hài hòa với phong thủy, gia chủ cần tránh tình trạng các cửa đối diện hoặc nằm thẳng hàng với nhau trên cùng một phương. Khi các bộ cửa thẳng hàng nhau, nó có thể hình thành đường dẫn khí, làm mất đi sự cân bằng âm dương trong không gian sống.
Bên cạnh đó, gia chủ cũng nên chú ý rằng cửa ở các tầng khác nhau không nên giống hệt nhau. Để phù hợp với từng không gian, cũng như công năng kích thước cửa cần được thiết kế khác biệt.
Chẳng hạn, cửa chính của nhà nên có kích thước lớn hơn so với cửa phòng ngủ hay phòng làm việc nhằm tạo cảm giác sang trọng và thoáng đãng hơn. Các cửa ở khu vực cầu thang, hành lang và lối vào phòng cần có kích thước vừa phải. Đồng thời, gia chủ cũng cần hạn chết mở quá nhiều cửa hoặc sử dụng cửa quá rộng, vì điều này thể hiện rằng gia đình khó giữ gìn tài sản.
Ngoài ra, chủ nhà cần chú ý đến một số nguyên tắc khi thiết kế và sắp xếp cửa cho các phòng chức năng như sau:
- Cửa phòng ngủ có hướng ra ban công nên được đặt ở phía cuối giường để tránh giá lạnh và ánh sáng mạnh chiếu vào khi ngủ.
- Cửa vào phòng vệ sinh không đặt ngầu giường hoặc đối diện với phòng ăn.
- Cửa phòng thờ không nên mở thẳng ra sân phơi hoặc khu vực giặt giũ, vì điều này làm mất đi sự trang nghiêm và không phù hợp với mục đích sử dụng.
- Nếu ngôi nhà có sân rộng, cổng và cửa chính nên được bố trí lệch nhau thay vì thằng hàng, nhằm tạo sự riêng tư và giảm thiểu ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài.
Nếu có khu vực để xe trước nhà, nên bổ sung cửa phụ hoặc rào chắn để phân chia không gian, tăng cường khí tốt và giảm thiểu tác động tiêu cực từ xe cộ và bụi bẩn, điều này có ý nghĩa không tốt trong phong thủy.
1.7 Phong thủy mặt tiền nhà ở
Mặt tiền nhà ở không chỉ thể hiện phong cách và cá tính của chủ nhân, mà còn có ảnh hưởng đến vận khí, vận mệnh và sự hòa hợp của gia đình.
Một số nguyên tắc phong thủy cơ bản khi trang trí mặt tiền nhà ở là:
- Tránh bố trí mặt tiền quá cầu kì, rối mắt: Việc bố trí nhiều chi tiết không chỉ kiến cho khu vực mặt tiền không thẩm mỹ mà còn là một dấu hiệu tiêu cực trong phong thủy.
- Tránh những hình thể không tốt về phong thủy: Chủ nhà không nên trang trí, sơn màu,… khu vực mặt tiền bởi các hình dạng không may mắn như: chữ L ngược, chữ X, tam giác, chữ Z.
Cân đối kỹ lượng với khung cảnh xung quanh: Thiết kế mặt tiền nên hài hòa với khung cảnh xung quanh, sử dụng triệt để cây cối, địa hình và địa điểm để tạo nên không gian đẹp mắt, sinh khí và cân bằng âm dương trong nhà.
1.8 Thiết kế cầu thang theo phong thủy
Cầu thang đóng vai trò quan trọng trong phong thủy của ngôi nhà, được coi như một phần dẫn khí, giúp phân bổ năng lượng sống cho các tầng. Sự lưu thông khí qua cầu thang tác động trực tiếp đến vận số của gia đình.
Vì thế, việc thiết kế cầu thang, gia chủ cần đảm bảo những nguyên tắc sau đây để đảm bảo hợp phong thủy:
- Vị trí đặt cầu thang: Cầu thang cấm kị không lên được ở giữa trung tâm nhà, làm ảnh hưởng đến vận khí của gia chủ, vì vị trí trung tâm của ngôi nhà, thuộc hành Thổ, trong khi cầu thang lại thuộc hành Mộc. Hai hành này luôn tương khắc với nhau, gây bất lợi cho chủ nhà khi ở.
- Thiết kế cầu thang: Chủ nhà nên bố trí cầu thnag theo chiều dọc nhà để tận dụng không gian hài hòa với phong thủy. Cầu thang nên có chiều rộng từ 90 cm đến 120 cm để thuận tiện cho việc lên xuống, cũng như mang vác đồ đạc.
Số bậc cầu thang: Chủ nhà nên thiết kế số bậc cầu thang là số 17, 21, 25,v.v…
2. Nguyên tắc phong thủy khi thiết kế các không gian chức năng
Đối với các không gian chắc năng, dưới đây là một số nguyên tắc phong thủy mà chủ nhà cần lưu ý:
2.1 Phong thủy phòng khách trong thiết kế nhà ở
Phòng khách là không gian trung tâm của ngôi nhà, nơi thể hiện phong cách và cá tính của chủ nhân ngôi nhà. Phong thủy cho rằng phòng khách ảnh hưởng đến sự thịnh vượng, hòa hợp và bình an của gia đình.
Để tạo ra một không gian phòng khách hài hòa với phong thủy, chủ nhà cần chú ý đến các yếu tố như hướng, màu sắc, đồ nội thất, ánh sáng và cây cảnh. Cụ thể, những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế phòng khách mà chủn hà cần quan tâm là:
- Vị trí phòng khách: Phòng khách là khu vực tiếp đón khách đến chơi nhà và phản ánh gu thẩm mỹ của gia chủ, vì vậy cần được bố trí ở vị trí trung tâm, gần cửa ra vào chính. Chủ nhà cần lưu ý không lên đặt đồ nội thất như bàn ghế nhìn thẳng ra cửa làm ảnh hưởng đến phong thủy, mà nên lệch sang một bên dọc theo tường nhà hoặc theo hình chữ L để tạp sự thoải mái và riêng tư cho người ngồi.
- Màu sắc phòng khách: Theo phong thủy, màu sắc của phòng khách ảnh hưởng có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cảm xúc của chủ nhà. Do đó, chủn hà nên cân nhắc lựa chọn những gam màu hợp với cung mệnh cuản mình đồng thời hài hòa về thẩm mỹ. Và xu thế đang thịnh hành cũng như được ưa chuộng hiện nay là sử dụng gam màu sáng, tạo được cảm giác nhẹ nhàng bay bổng giúp cho không gian được cảm giác rộng hơn, tạo cảm giác cho ngôi nhà luôn sáng sủa, sạch sẽ.
- Cách bố trí bàn ghế: Phong thủy cho rằng bàn ghế sofa nên được sắp xếp sao cho cả khách và chủ nhà đều có thể nhìn thấy cửa chính, không bị quay lưng hay bị khuất tầm nhìn. Điều này giúp tạo cảm giác thoải mái, an toàn và thân thiết cho người ngồi.
- Vật phẩm phong thủy: Chủ nhà có thể lựa chọn những đồ vật mang ý nghĩa tốt đẹp, hút tài lộc và may mắn cho gia chủ như cây cảnh, tượng đá… Những vật phẩm này không chỉ có tác dụng phong thủy, mà còn mang lại không gian xanh, tỏng lành và gần gũi với thiên nhiên phòng khách.
Đồ vật trang trí cho phòng khách: Theo quan niệm phong thủy, các đồ vật có hình dáng tròn sẽ mang lại một bầu không khí ấm cúng và thịnh vượng, tượng trung cho sự cân bằng và yên bình. Bạn nên lựa chọn những món đồ trang trí có hình tròn, như đèn ngủ hay đồng hồ treo tường, vừa tạo ra sự hài hòa và sang trọng cho không gian phòng khách của bạn.
Ngoài ra, chủ nhà có thể tham khảo một vài điều kiêng kỵ khi thiết kế nột thất phòng khách:
- Phòng khách không có ánh sáng đủ tốt: Không gian phòng khách tối tăm, u ám là một lỗi phong thủy rất nghiêm trọng. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến ngôi nhà mà nó còn làm ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn năng lượng tích cực vào nhà.
- Lắp đặt nhiều đường dây điện trên tường trong phòng khách: Dây điện trong phòng khách sẽ làm nhiễu các luồng khí đồng thời có thể gây nguy hiểm với các thành viên trong gia đình.
- Thiết kế phòng khách có nhiều góc nhọn: Những thứ có hình khối và có các cạnh sắc như dao thường mang ý nghĩa không tốt đẹp. Vì vậy, nên lựa chọn những đồ vật có hình khối là hình tròn, vuông để tạo cảm giác mềm mại cho không gian phòng khách.
- Sàn nhà phòng khách không bằng phẳng, lồi lõm: Điều này về mặt khoa học đã là vấn đề trong quá trình thi công, còn đối với phong thủy việc này gây ra sự phiền hà và biểu hiện sự không ổn định, khó khăn trong công danh và tài lộc của ngôi nhà.
- Cửa phòng khách đối diện cửa sau, cửa sổ, nhà vệ sinh: Theo phong thủy, cửa phòng khách là nơi đón nhận tài lộc, may mắn cho chủ nhà. Thiết kế cửa chính thằng các vị trí này sẽ khiến tài lộc thất thoát, gia đình gặp nhiều khó khăn, trắc trở.
Chi phòng khách làm nhiều ngăn: Phòng khách là không gian sinh hoạt chung của tập thể trong một ngôi nhà, mang một ý nghĩa của sự sum vầy, đầm ấm. Vì vậy, khu vực này cần được bố trí một cách rộng rãi và thông thoáng nhằm mang lại sự dễ chịu, ấm áp cho các thành viên trong gia đình. Việc phân chia phòng khách thành nhiều khu vực sẽ làm cho không gian trở nên ngột ngạt và chật chội, thể hiện sự thiếu hòa hợp.
2.2 Phong thủy phòng ngủ trong thiết kế nhà ở
Trong quan niệm phong thủy, phòng ngủ là không gian bắt nguồn của hạnh phúc. Chính vì thế mà việc bố trí thiết kế không gian phòng ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc bố trí không gian nhà. Và là một phần quan trọng không khác gì những không gian chính như phòng khách và phòng bếp.
Phòng ngủ nên nằm ở vị trí thuận lợi cho sức khỏa và tài vận của chủ nhân, tức là vị trí “tọa cát – hướng cát”. Thêm vào đó, sắc màu và các vật dụng trong phòng ngủ cũng cần được chọn lựa dựa trên tuổi mệnh của người sử dụng để phù hợp với ngũ hành, từ đó mang đến nhiều điều may mắn cho gia đình.
Cụ thể, chủ nhà cần lưu ý một số điều kiện sau đây để bố trí nội thất phòng ngủ:
- Tránh đặt phòng ngủ cạnh phòng bếp: Bếp là nơi sinh ra hòa khí, nếu phòng ngủ đặt gần bếp khiến cho không khí trong phòng ngủ có thể gây ra những mâu thuẫn , xung đột trong gia đình.
- Không nên bố trí quá nhiều nội thất có góc nhọn: Theo quan niệm phong thủy, các góc nhọn xuất hiện trong không gian phòng ngủ có thể gây ra những bất an, ảnh hưởng đến sức khỏe của người trong phòng.
Cửa phòng ngủ không đặt đối diện cửa phòng diện cửa phòng vệ sinh, phòng thờ: Đây là những lỗi thiết kế nghiêm trọng trong phong thủy nhà ở. Cửa phòng ngủ đối diện với những cửa phòng vệ sinh sẽ khiến cho khí âm từ phòng vệ sinh xâm nhập vào phòng ngủ, gây ra những bệnh tjaat, tai ương. Trong khi đó, cửa phòng ngủ không được đối diện phòng thờ sẽ làm mất đi vẻ trang nghiêm của không gian thờ tự.
2.3 Phong thủy phòng bếp trong thiết kế nhà ở
Quan niệm phong thủy truyền thống cho rằng, nhà bếp là trái tim của ngôi nhà – nơi bắt nguồn của hạnh phúc. Một không gian nhà bếp đẹp mắt, phù hợp với phong thủy sẽ mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người trong gia đình.
Chủ nhà nhà có thể tham khảo một số lưu ý để thiết kế không gian nhà bếp chuẩn phong thủy:
1 – Vị trí, hướng phòng bếp cho nhà ở
- Phòng bếp nên ở vị trí xa cửa chính, không thằng hàng hoặc đối diện với cửa chính để tránh mất tài lộc và hao tài.
- Phòng bếp nên ở vị trí có thể quan sát được toàn cảnh căn phòng, không bị che khuất hoặc góc cạnh. Người nấu nên hướng mặt ra cửa sổ hoặc cửa ra vào để tận dụng tốt ánh sáng tự nhiên.
- Phòng bếp nên cách xa nhà vệ sinh, phòng ngủ và khu vực bàn thờ để tránh xung khắc, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm linh của gia chủ.
- Chủ nhà nên chọn hướng phòng bếp phù hợp với tuổi và mệnh của gia chủ để tăng cường may mắn và hạnh phúc.
2 – Màu sắc phòng bếp:
Theo phong thủy ngũ hành, chủ nhà nên lựa chọn màu sắc phòng bếp hài hòa với cung mệnh của mình. Ví dụ, chủ nhà thuộc hành hỏa nên chọn màu trong bếp là các màu xanh lá cây ( mộc sinh hỏa) hoặc các màu đỏ đậm, cam thuộc hỏa, hoặc vàng thổ tránh các màu thuộc hành thủy.
3 – Không gian nhà bếp:
Một không gian bếp thu hút cần được thiết kế với sự cân bằng, không nên quá rộng rãi hay quá chật chội. Theo nguyên tắc phong thủy, nếu bếp có không gian quá thông thoáng sẽ dẫn đến việc tài lộc và may mắn bị bao hụt.
Mặt khác, nếu bếp quá nhỏ và kín đáo sẽ tạo ra không khí u ám, thiếu sức sống và tích tụ năng lượng âm không có lợi cho phong thủy. Thêm vào đó, không gian bếp quá chật hẹp cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe do luôn phải chịu dựng tình trạng khói, bụi và dầu mỡ ngập tràn.
4- Lưu ý về yếu tố thủy trong không nhà bếp:
Nhà bếp thuộc tính Hỏa. Theo phong thủy ngũ, các yếu tố “Thủy” xung khắc “Hỏa”. Vì vậy, nếu không muốn không gian nhà bếp trở nên u ám và lạnh lẽo thì bạn nên phải tính toán kỹ lưỡng thuộc tính này trong không gian nhà bếp.
Gia chủ nên để ý đến vấn đề bố trí đặt vòi nước sao cho không đặt ngay cạnh bếp lửa hoặc đối diện bếp đun. Quan niệm xưa cho rằng, điều này sẽ khiến cho gia đình bất hòa, thường xuyên có những tranh chấp không đáng có. Trong trường hợp không thể ngăn chặn những tình hướng nêu trên, bạn có thể sử dụng một chậu hoa hoặc cây xanh để làm cầu nối giữa yếu tố nước và lửa, góp phần cân bằng và nâng cao năng lượng cho khu vực bếp.
2.4 Phong thủy phòng thờ trong thiết kế nhà ở
Với tín ngưỡng thờ cúng, người Việt rất coi trọng việc thiết kế và sắp xếp không gian thờ cúng để thể hiện lòng thành kính và sự tôn trọng đối với tổ tiên. Thiết kế phòng thờ chuẩn phong thủy sẽ giúp gia đình luôn may mắn, bình an và có được nhiều thành công trong cuộc sống.
Một số lưu ý sau đây sẽ giúp chủ nhà thiết kế phòng thờ chuẩn phong thủy:
- Hướng đặt bàn thờ: Thep phong thủy học, bàn thờ không nên đặt hướng trực tiếp với cửa ra hoặc phía dưới cửa sổ. Lý do là như vjaay sẽ khiến khí tốt bị thoát ra ngoài, ảnh hưởng đến sự an lành và may mắn của gia đình. Một số trường hợp, nếu nhà có diện tích nhỏ không có chỗ khác để bố trí bàn thờ, có thể dùng vách ngăn gỗ hay rèm mỏng để có thể ngăn cashc khu vực phòng thờ với không gian khác trong nhà.
- Ánh sáng trong phòng thờ: Ánh sáng trong phòng thờ đóng vai trò tạo nên không gian tâm linh và huyền bí. Do đó, nên chọn loại đèn có ánh sáng mà vàng và nhẹ nhàng, không quá chói hay lòe.
- Màu sắc phòng thờ: Phòng thờ là không gian linh thiêng và bình yên, vì vậy nên lựa chọn những màu sắc nhẹ nhàng và trung tính cho khu vực này. Những gam màu như xám, kem, vàng nhạt,… rất phù hợp, mang lại cảm giác trang trọng mà vẫn ấm áp.
Vị trí phòng thờ: Phòng thờ nên được bố trí ở tầng cao nhất của ngôi nhà, để thể hiện sự kính trọng cũng như sự trang nghiêm ở khu vực tâm linh. Tránh đặt phòng thờ ở phòng khách hay tầng 1, vì có thể bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn hay sự xáo trộng của cuộc sống.
2.5 Phong thủy nhà vệ sinh trong thiết kế nhà ở
Theo quan niệm phong thủy, khu vực nhà vệ sinh là nơi tích tụ nhiều uế khí, tỏa ra nguồn năng lượng xấu sinh ra trong quá trình sịnh hoạt cả gia đình. Khi thiết kế nhà vệ sinh, chủ nhà nên lưu ý những điều kiêng kỵ đẻ có thể tránh những ảnh hưởng xấu đến tài vận và sức khỏe của gia đình.
Cụ thể, chủ nhà cần tránh những điều sau đây:
Không đặt nhà vệ sinh ở vị trí trung tâm của ngôi nhà: Phong thủy cho rằng khu vực nhà vệ sinh luôn tỏa ra nguồn năng lượng xấu. Nếu được bố trí trung tâm, nguồn năng lượng này có thể dễ dàng lan tỏa đi khắp ngôi nhà.
- Không đặt ở cuối hành lang: Trong bối cảnh diện tích xây dựng nhà ở càng hạn chế, nhiều gia đình chọn đặt nhà vệ sinh ở cuối hành lang để tận dụng diện tích. Tuy nhiên, đây là điều cấm kỵ trong phong thủy bởi hành lang sẽ dẫn năng lượng xấu từ nhà vệ sinh tỏa ra khắp ngôi nhà.
- Nhà vệ sinh kỵ kiền với nhà bếp: Nhà bếp là nơi tạo ra hòa khí, còn nhà vệ sinh là nơi có thủy khí. Hai loại khí này không tương thích với nhau, dẫn đến hiện tượng “thủy hỏa bất dung”, tác động tiêu cực đến sức khỏe và tài lộc của gia chủ.
- Kiêng kị không đặt nhà vệ sinh ở hướng Đông Bắc và Bắc: theo quan niệm phong thủy, đây là hai hướng có hung khí mạnh, nếu để nhà vệ sinh ở vị trí này sẽ khiến gia chủ bị các bệnh nặng không muốn gặp như bị các bệnh về ngoài da, nhồi máu cơ tim, trĩ,v.v…. Người già và trẻ em càng dễ bị ảnh hưởng nhiều hơn.
Nhà vệ sinh không nên đặt ở hướng Đông Nam, Tây Nam: hai hướng này thường liên quan đến tài lộc và tình duyên của chủ nhà. Nếu để nhà vệ sinh ở đây sẽ khiến tài lộc và tình duyên bị thoát đi, gây ra sự thiếu thốn và bất hòa trong gia đfinh. Hướng Tây Bắc hoặc Đông sẽ là lựa chọn tốt hơn cho việc bố trí nhà vệ sinh.
3. Cập nhập báo giá thiết kế nhà ở theo phong thủy mới nhất
Chủ nhà có thể tham khảo báo giá thiết kế nhà ở theo phong thủy theo bảng cập nhập mới nhất dưới đây:
3.1 Đơn giá thiết kế nhà ở theo phong thủy trọn gói
Tại Hà Nội, chi phí thiết kế nhà theo phong thủy trọng gói sẽ khác nhau tùy thuộc vào diện tích, kiểu dáng và yêu cầu của bạn. Theo thống kê, giá trung bình cho dịch vụ thiết kế nhà theo phong thủy là từ 30 triệu đồng đến 150 triệu đồng. Mức giá này sẽ cao hơn khaorng 3 – 10% so với thiết kế nhà ở thông thường.
3.2 Báo giá dịch vụ phong thủy
Với công trình có diện tích tối thiểu 30m2, chi phí cho dịch vụ thiết kế nhà ở phong thủy trọn gói là 150.00 đ/m2. Cụ thể, các dịch vụ chi tiết bao gồm:
- Thiết kế mặt bằng công năng hợp lý và phù hợp với phong thủy: 70.00 đ/m2.
- Đề xuất các giải pháp hóa giải những yếu tố phong thủy không thuận lợi: 80.00 đ/m2.
- Tư vấn chọn tuổi làm nhà, xem ngày động thổ, đổ móng, đổ sàn, đổ mái, đăt bếp, dựng bàn thờ, lắp cửa chính, ngày nhập trạch: 3.000.000 đồng ( trọn gói).
- Tư vấn cách trang trí kiến trúc – giúp bạn lựa chọn màu sắc, vật liệu và hình khối phù hợp với hướng nhà, mệnh của gia chủ và các nguyên tắc phong thủy: 3.000.000 đồng( trọn gói).
- Đo đạc và xác định các khu vực có khí âm, khí dương, khí tốt, khí xấu trong nhà và tư vấn cách bố trí cửa và đồ nội thất để cân bằng và hợp lý: 3.000.000 đồng ( trọn gói).
Phân tích cung mệnh, tuổi, tính cách và mục tiêu của từng thành viên trong gia đình và tư vấn cách sử dụng các pháp khí biểu tường, trransh ảnh, …. Để thu hút tài lộc, may mắn và an toàn cho mọi người: 2.000.000 đồng( trọn gói).
Quy trình thiết kế nhà theo phong thủy chuyên nghiệp tại Kiến Tạo Việt.
Tự hào là 1 trong số những đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế nhà theo phong thủy chuyên nghiệp với nhiều công trình dự án lớn nhỏ trên cả nước. Kiến Tạo Việt xin giới thiệu về quy trình các bước cụ thể tư vấn phong thủy nhà đẹp trọn gói như sau:
Bước 1: Tìm hiểu về Phong Thủy
- Đầu tiên, kiến trúc sư cần tìm hiểu về các nguyên lý phong thủy để có thể áp dụng chúng vào thiết kế nhà. Các yếu tố cơ bản của phong thủy bao gồm địa hình, hướng nhà, màu sắc, vật phẩm trang trí,…
Bước 2: Lựa chọn vị trí
- Việc lựa chọn vị trí của căn nhà là rất quan trọng trong thiết kế nhà trên nguyên tắc phong thủy. Kiến trúc sư cần tìm ra hướng nhà tốt nhất để mang lại sức khỏe, may mắn và tài lộc cho gia chủ. Vị trí của căn nhà cũng phải được xem xét để đảm bảo rằng không gặp phải các tác động xấu từ ngoại cảnh như sóng thần, bão, lụt, có thể xây được nền móng chắc, không chạm vào long mạch,…
Bước 3: Thiết kế kiến trúc
- Sau khi đã xác định vị trí, kiến trúc sư tiến hành thiết kế căn nhà dựa trên các nguyên tắc phong thủy ở bước đầu. Các yếu tố chính bao gồm hướng cửa chính, kích thước phòng, cách bố trí các phòng,… Những chi tiết nhỏ trong kiến trúc và nội thất cũng được xem xét để tạo ra không gian sống thoải mái và hài hòa cho gia chủ.
Bước 4: Thiết kế nội thất
- Sau khi hoàn tất thiết kế kiến trúc, kiến trúc sư tiến hành thiết kế nội thất căn nhà hài hòa và đồng bộ. Các yếu tố cần xem xết bao gồm máu sắc, ánh sáng, vật phẩm trang trí,…
Bước 5: Kiểm tra và điều chỉnh
- Cuối cùng, kiến trúc sư sẽ kiểm tra toàn bộ thiết kế nhà để đảm bảo rằng nó tuân thủ các nguyên tắc phong thủy và đáp ứng được yêu cầu của gia chủ. Nếu cần, kiến trúc sư sẽ điều chỉnh lại bản vẽ phối cảnh để tạo ra một không gian sống lý tưởng giành riêng cho gia chủ.
Tìm hiểu giá thiết kế nhà theo phong thủy là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự chú ý đến nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn chọn được kiến trúc sư chuyên nghiệp và có uy tín, và áp dụng các giải pháp thiết kế hợp lý, ngôi nhà sẽ mang đến nhiều may mắn về tài lộc, hạnh phúc và sức khỏe về lâu dài.
CÔNG TY CỔ PHẦN XDTM KIẾN TẠO VIỆT
Căn 11 Khu nhà ở thương mại Hoàng Gia SME
Tô Hiệu, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
☎ : 0903-22-1369 • ☎ : 0981-22-1369