Kiến trúc Đông Dương (Indochine): Phong cách mang dấu ấn trường tồn

Cập nhật lần cuối vào 22/08/2024 bởi KTV CỘNG TÁC VIÊN

Kiến trúc Đông Dương là phong cách thiết kế là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai cái nôi văn hóa thế giới là phương Đông và phương Tây, thực chất là hai nền văn hóa lớn của thế giới: Trung Quốc và Ấn Độ. Với vẻ đẹp sang trọng được chắt lọc qua từng đường nét hài hòa, tối giản nhưng không kém phần sang trọng. Đương nhiên, phong cách Đông Dương nguyên bản có 2 gam màu chính là màu đỏ và màu vàng, màu đỏ đại diện cho hạnh phúc, sắc đẹp, thành công và may mắn. Màu vàng biểu trưng cho giàu sang, phú quý, thịnh vượng, quyền quý. Nhờ vào phong cách Đông Dương mang nét đẹp đặc trưng như vậy đã tạo ra một kiến trúc riêng mang dấu ấn trường tồn vượt thời gian.

Kiến trúc Đông Dương phong cách mang đậm dấu ấn thời gian.
Kiến trúc Đông Dương phong cách mang đậm dấu ấn thời gian.

Kiến trúc đông dương là gì?

Theo tiếng Pháp, kiến Đông Dương có tên gọi khác là Indochine dùng để chỉ các nước thuộc bán đảo Đông Dương ( bán đảo Trung – Ấn) gồm những nước: Lào; Thái Lan; Việt Nam; Campuchia; Myanmar; Malaysia.

Kiến trúc Đông dương là pha trộn tuyệt vời giữa 2 nền văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ
Kiến trúc Đông dương là pha trộn tuyệt vời giữa 2 nền văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ

Tại Việt Nam, kiến túc Đông Dương trong thiết kế nội thất chịu nhiều ảnh hưởng lớn từ nền văn hóa Trung Quốc mang lại do Việt Nam là nước bị đô hộ 1000 năm. Nhưng riêng với Lào và Campuchia lại chịu ảnh hưởng phần lớn kiến trúc của đất nước Ấn Độ. Với sự ảnh hưởng lớn của 2 nét văn hóa mang tính bản sắc cao giúp hình thành và tạo ra tính thẩm mỹ cao cho sự phát triển của kiến trúc. Với chiều dài lịch sử và bản sắc dân tộc.

Kiến trúc Đông Dương có thể được xem là sự giao thoa tinh tế giữa những giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam và phong cách kiến trúc tân cổ điển của Pháp. Kiến trúc này đại diện cho vẻ đẹp chiết chung giữa 2 nền văn hóa Tây – Đông, vừa sang trọng tinh tế, nhưng không kém phần cổ kính truyền thống. Lối kiến trúc này tạo lên một phần nghệ thuật kiến trúc dân tộc đầy tính nhân văn, khích lên các kiến trúc sư Việt Nam tiếp tục đi theo con đường nghệ thuật đậm đà bản sắc văn hóa nước nhà.

Tại Việt Nam kiến trúc Indochine chịu nhiều ảnh hưởng từ nền văn hóa Trung Hoa
Tại Việt Nam kiến trúc Indochine chịu nhiều ảnh hưởng từ nền văn hóa Trung Hoa

Kiến trúc Đông Dương hình thành và phát triển trong lịch sử

Nguồn gốc của kiến trúc Đông Dương tại Việt Nam

Các kiến trúc sư Pháp đã cho ra đời phong cách kiến trúc Đông Dương. Lối kiến trúc được du nhập từ Pháp sang, tuy nhiên những công trình do Pháp xây dựng có một số hạn chế không phù hợp với lối sống người Việt, khí hậu ẩm, ướt mưa nhiều và những quan niệm thẩm mỹ và cảnh quản không phù hợp với Việt Nam. Chính vì những điều kiện tự nhiên “ không ủng hộ” này đã tạo tiền đề cho sự phát triển của Kiến Trúc Đông Dương.

Lịch sử hình thành và phát triển của kiến trúc Đông Dương
Lịch sử hình thành và phát triển của kiến trúc Đông Dương

Những nghiên cứu mang tính khoa học được thực hiện đầu tiên vào đầu thế kỷ 20, dưới sự bảo trợ chính quyền đô hộ Pháp đã mang về cho Việt Nam chúng ta những phong cách kiến trúc mang tính cách mạng thời bấy giờ. Như phong cách tân cổ điển, cổ điển, phong cách địa trung hải,v.v…

Những năm tháng cuối thể kỉ 19 người Pháp mang tới những kiến trúc mới cho Việt Nam
Những năm tháng cuối thể kỉ 19 người Pháp mang tới những kiến trúc mới cho Việt Nam

Từ những năm 30, 40 của thể kỷ XX, sự ảnh hưởng thuộc địa của Pháp ở Việt Nam bắt đầu suy yếu và có nhiều rào cản. Để duy trì ách thống trị và tranh thủ làm nguội lòng dân nước thuộc địa, thực dân Pháp bắt đầu đề cao nền văn hóa của các nước Đông Dương. Kiến trúc sư người Pháp Ernest Hebrard, giáo sư Trường Mỹ Thuật Đông Dương là quan cấp cap được chính phủ Pháp cử sang Việt Nam để phụ trách giảng dạy cũng như là người có sức ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển của kiến trúc Đông Dương.

Ngoài ra trong quá trình ông sinh sống, ông nhận ra khí hậu Việt Nam “khắc nghiệt”, không như ở đất nước họ. Cho nên, người Pháp “khai hỏa” cải biến kiến trúc Pháp cổ thành phong cách kiến trúc Đông Dương để thích nghi với điều kiện không thuận lợi này.

Công trình cân đối ở mặt tiền làm công trình mang lại vẻ đẹp riêng
Công trình cân đối ở mặt tiền làm công trình mang lại vẻ đẹp riêng

Một số công trình kiến trúc Đông Dương tiêu biểu tại Việt Nam

Tọa Lạc ở trung tâm Hà Nội, khách sạn Sofitel Metropole là một trong số ít khách sạn còn lại mang hơi hướng và dáng vẻ và hình thái kiến trúc Đông Dương. Nét đẹp hội tụ qua lớp sơn tường trắng muốt, những khung cửa vòm xanh có mái che, những họa tiết sắt uốn cong tinh xảo, ván tường gỗ gụ nâu bóng và sân trong xanh tươi kết nối với thiên nhiên.

image 4 9

Ga Hà Nội mệnh danh là hệ thống nhà ga hiện đại tiên tiến nhất nước ta, nhà ga là một trong các tác phẩm nghệ thuật theo kiến trúc Đông Dương. Đến thời điểm hiện tại thì nhà ga đã được trùng tu nhưng vẫn mang diện mạo đặc trưng độc đáo của phong cách xưa.

image 4 10

Ngoài ra, nhiều công trình khác như Nhà Hát Lớn Hà Nội, Tòa án Hà Nội, … cũng được xây dựng lúc bấy giờ. Mỗi tác phẩm đều thể hiện đặc điểm nổi bật của phong cách Đông Dương nổi bật giữa quần thể đa dạng kiến trúc lúc bấy giờ.

Đặc điểm nổi bật của nối kiến trúc Đông Dương

Chất liệu xây dựng

  • Chất liệu gỗ: Gỗ là một loại vật liệu bền vững, có sức mạnh và tính dẻo dai, được sử dụng để tạo hình, uốn cong hoặc ứng dụng dễ dàng trong nội thất và trang trí từ trần đến tường và sàn. Gỗ tự nhiên thường thấy trong thiết kế nội thất theo phong cách Đông Dương. Ngoài ra, các chi tiết trang trí như hình tròn hay phù điêu cũng thường được làm từ gỗ.
image 4 11
  • Chất liệu tre: Tre trước kia thường được áp dụng trong thiết kế nội thất, nhưng hiện nay đã trở thành một vật liệu nổi bật trong những ngôi nhà cao cấp mang phong cách Indochine.
  • Chất liệu gạch: Gạch bông và gạch nung thường được sử dụng trong thiết kế nội thất và ngoại thất theo phong cách Đông Dương, nhằm mang đến vẻ đẹp sang trọng, tinh tế cho không gian sống.

Hình khối kiến trúc

Thiết kế kiến trúc nhấn mạnh những hình khối lập thể, tổ chức tự do. Một nét đặc trưng của hình khối phong cách kiến trúc Đông Dương để ta dễ nhận thấy hơi hướng Á Đông trên bề mặt kiến trúc phương Tây. Chúng được kết hợp trên một mặt đứng đăng đối, cân đối mặt tiền của kiến trúc cổ điển Pháp bằng những con sơn, con tiện, mái đua, mái chống hắt,….

image 4 12

Về hoa văn và Kiến trúc

Các họa tiết hoa văn thể hiện rõ nét bản sắc dân tộc được lấy cảm hứng từ thời kỳ Đông Sơn, từ những hình khối hình học đơn giản. Họa tiết An Nam được cách điệu một các tỉ mỉ từ các yếu tố thiên nhiên như hoa lá, cùng với các hình dạng khác như hình chữ nhật, hình khối và hình hoa lá, tất cả đều được thực hiện một cách tinh tế và chi tiết, thể hiện tính nghệ thuật cao trong phong cách kiến trúc Đông Dương.

  • Họa tiết hình chữ nhật thường được xuất hiện trên các cửa, khung cửa, hoặc trên các bức tường. Những đường nét đơn giản nhưng lại tạo nên sự vững chắc, mạnh mẽ cho không gian.
  • Họa tiết tĩnh vật: là hình ảnh quen thuộc trong phong cách Đông Dương được lấy cảm hứng từ quả dừa, bình hoa, hoặc những vật dụng hàng ngày, mang đến cảm giác gần gũi, thân thuộc.
  • Tứ linh: Mô phỏng tứ linh may mắn: Long, Lân, Quy, Phụng những con vật mang lại nhiều may mắn.

Hoa sen: có từ thời lý, biểu tượng của sự thanh thịnh, trong sạch của hoa sen mang lại. “ Sen ơi giữ lấy tràm đường – Gần bùn nhưng chẳng thấm vương mùi bùn – Nghĩa ân ghi nhớ bồi vun – Giàu sang không chuộng, khốn cùng chẳng khinh ”.

image 4 13

Mái nhà theo ngói âm dương

Mái ngói âm dương theo kiểu truyền thống của Việt Nam được giữ và ứng dựng triệt để và kiến trúc Đông Dương. Thay vì sử dụng mái bằng như những công trình lớn, mái ngói cho những công trình nhỏ lưu trữ văn hóa dân tộc. mái lợp ngói đảm bảo nhô ra để che nắng che mưa cũng như tạo nhưng hình khối nhô ra thụt vào cho công trình.

image 4 14

Sự xuất hiện cảu các seno (seeno)thu nước mưa chạy dọc theo pần mái là giải pháp hiệu quả. Một số công trình truyền thống Việt Nam ứng dụng phần maasi vút cong ở góc (Góc mái chồng diêm mang phong cách cổ điển của văn hóa Trung Hoa) theo truyền thống. Mái lợp thể hiện sự tinh tế thong qua các họa tiết hao văn đặc trưng của kiến trúc Đông Dương, được trang trí ở đỉnh và góc cong của mái.

Hệ thống cửa

Trong kiến trúc Đông Dương, hệ thống cửa số được thiết kế lớp 2 lớp. Lớp bên trong bao gồm khung kính giúp thu nhập ánh sáng và ngăn cản mưa bão. Bên cạnh đó, cửa kính trong còn có chức năng chống côn trùng và giữ nhiệt vào mùa đông. Lớp bên ngoài là cửa pano gỗ và song sắt, cho phép thông khí, thu ánh sáng và gió từ bên ngoài vào trong nhà.

Ứng dụng kiến trúc Đông Dương vào thiết kế nội thất

Hiện nay, phong cách kiến trúc Đông Dương đã được kế thừa và phát triển theo nhiều hướng khác nhau. Một loại hình tập trung vào yếu tố hình thức, mang tính truyền thống với sự chú trọng đến vẻ đẹp cổ điển và phục dựng. Một loại hình khác lại chú trọng đến sự cải tiến và sáng tạo, kết hợp các yếu tố hiện đại vào các công trình kiến trúc tại Việt Nam.

Thiết kế kiến trúc

image 4 15
image 4 16
image 4 17
image 4 18

CÔNG TY CỔ PHẦN XD&TM KIẾN TẠO VIỆT

Căn 11 Khu nhà ở thương mại Hoàng Gia SME

Tô Hiệu, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

☎ : 0903-22-1369   •   ☎ : 0981-22-1369

4.7/5 - (435 bình chọn)
Tác giả
  • KTS. Nguyễn Quốc Tuấn

    KTS. Nguyễn Quốc Tuấn đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc nhà ở dân dụng. Với triết lý "Hiện thực hóa giấc mơ của khách hàng", Kiến Tạo Việt cam kết đáp ứng cả về công năng và thẩm mỹ cho các dự án. Sự tận tâm, đam mê và uy tín là những điểm mạnh mà Kiến Tạo Việt mang đến cho khách hàng.